Mẹ bầu ngày nào cũng ăn nho, mừng rỡ vì sinh con "khổng lồ", không ngờ bị bác sĩ mắng
Gần đây, một bà mẹ họ Trương (33 tuổi) đến bệnh viện nhân dân số I Hàng Châu (Trung Quốc) sinh con thứ 2. Cân nặng của em bé khi chào đời đã khiến các bác sĩ cực kỳ kinh ngạc nhưng khi nghe chị Trương giải thích nguyên nhân, ai cũng lắc đầu không đồng tình.
Sáng sớm ngày 14/11, chị Trương nhập viện khi đang mang thai 38 tuần. Khi thăm khám, bác sĩ trực họ Vương nhận thấy bụng chị Trương lớn hơn nhiều so với một phụ nữ bình thường mang thai 9 tháng. Em bé trong bụng cũng được dự đoán có trọng lượng lớn, khó có thể sinh thường.
Tuy nhiên, chị Trương cho biết em bé đầu lòng chị sinh rất suôn sẻ nên bé thứ 2 này chắc hẳn không cần mổ. Sau đó, bác sĩ phó trưởng khoa Dư Linh phải trực tiếp thăm khám, giải thích cho chị Trương rằng em bé quá lớn, nếu khăng khăng sinh thường thì cả chị và con đều gặp nguy hiểm. Cuối cùng cũng thuyết phục được bà mẹ này sinh mổ.
Ca mổ diễn ra ngày đêm hôm đó, em bé quá lớn nên khi phẫu thuật vai còn bị kẹt trong vết rạch. May mắn bác sĩ có nhiều kinh nghiệm đã nhẹ nhàng xoay xở, lựa vị trí tốt để đưa bé ra ngoài an toàn. Đó là một bé trai khỏe mạnh, nặng tới 5,9kg.
"May mà nghe lời bác sĩ sinh mổ chứ không chắc tôi không chịu nổi", chị Trương thốt lên khi nghe cân nặng của con.
Chia sẻ về nguyên nhân em bé nặng cân, chị Trương cho biết có thể do trong thai kỳ chị đã ăn rất nhiều nho. Chị vốn đã thích ăn nho, đến khi mang thai càng thèm hơn nên ngày nào cũng ăn đều đặn từ 0,5-1kg. Cả thai kỳ, chị Trương tăng hơn 20kg.
Tuy nhiên, khi các bác sĩ sau khi nghe chị Trương trình bày đều phê bình bà mẹ này. Bác sĩ cho biết không phải em bé sinh ra cứ nặng cân là tốt. Em bé có cân nặng hơn 4kg rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé trong quá trình sinh con.
Ngoài ra, việc ăn quá nhiều nho trong thai kỳ như chị cũng cực kỳ sai lầm. Nho là một trong loại trái cây chứa rất nhiều đường, một chén nho có khoảng 23g đường. Ăn nhiều có thể dẫn đến tăng cân không kiểm soát, tiểu đường thai kỳ hay nguy hiểm hơn là các bệnh như tiền sản giật, đa ối,...
Ngoài ra, mẹ kiểm soát không tốt lượng đường trong máu khi mang thai cũng rất nguy hiểm cho con. Việc này có thể gây sảy thai, thai chết trong bụng mà không rõ lý do, thai nhi của các bà mẹ được kiểm soát đường huyết kém có trọng lượng to so với tuổi thai hoặc ngược lại thai của một số bà mẹ bị đái tháo đường lâu, đã có biến chứng mạch máu thường bị kém phát triển trong tử cung, thai nhi dễ bị ngạt, vàng da nặng, có nguy cơ cao bị các dị tật bẩm sinh, có thể rất nặng.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.