Nguyên nhân của bệnh tiểu đường thai kỳ là do sự rối loạn sản xuất đường glucose - một trong những nguồn năng lượng chính của cơ thể. Tuy nhiên, căn bệnh này chỉ xảy ra khi mang thai và biến mất ngay sau khi sinh nhưng mẹ bầu vẫn không thể lơ là. Theo đó, không nên để mất kiểm soát lượng đường để tránh những nguy hiểm không đáng có như: khó sinh, tiền sản giật, thai chết lưu, sinh non,... Đồng thời, tiểu đường thai kỳ còn gây nguy cơ béo phì, các bệnh về hô hấp, vàng da cùng một số vấn đề về huyết áp.
Do đó, các mẹ bầu nên có chế độ ăn uống cân bằng giữa các thực phẩm giàu carbonhydrates dạng phức tạp cũng như ít chất béo bão hòa. Ngoài ra, nếu mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ hấp thu carbonhydrates dạng đơn giản thì nguy cơ lượng đường trong máu sẽ gia tăng, đồng thời kích thích mẹ bầu ăn nhanh và nhiều hơn. Từ đó, tình trạng tiểu đường thai kỳ sẽ khó kiểm soát hơn, dễ gây các hệ quả không mong muốn cho cả mẹ và bé.
Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?
Mẹ bầu nên chọn những thực phẩm chứa nhiều carbonhydrates dạng phức tạp để chặn đứng nguy cơ gia tăng lượng glucose trong máu. Bên cạnh đó, một chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp với những bài tập thể dục hợp lý có thể kiểm soát tình trạng này nhanh chóng và hiệu quả.
- Ăn sáng đầy đủ, khoa học
Một bữa ăn sáng dinh dưỡng, lành mạnh sẽ giúp ổn định lượng đường trong máu của mẹ bầu bởi lượng đường trong máu sẽ tụt mạnh vào buổi sáng. Theo đó, các mẹ có thể chọn ngũ cốc nguyên cám hoặc bánh mì, ăn kèm với một loại thực phẩm giàu protein như trứng luộc, sữa chua ít béo,...
- Ăn nhiều chất xơ
Đa số thực phẩm có nhiều chất xơ đều có lượng carbonhydrates thấp, đồng thời giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, hạn chế chứng khó tiêu ở mẹ bầu.
- Ăn nhiều loại thức ăn trong ngày
Mẹ bầu nên ăn đa dạng nhiều loại thức ăn từ thịt, cá, trứng, sữa cho đến rau xanh, trái cây,... để cơ thể không bị mất sức và kiểm soát lượng glucozo trong máu hiệu quả.
- Không bỏ bữa
Tuyệt đối không được bỏ bữa vì nó không giúp bạn ổn định lượng đường trong máu. Thay vào đó, mẹ bầu nên ăn một lượng thực phẩm vừa đủ trong mỗi bữa, đều đặn và không nên ăn quá nhiều. Theo đó, ăn đầy đủ sẽ giúp lượng đường trong máu ổn định hơn.
- Cần chia nhỏ bữa ăn hàng ngày
Thay vì 3 bữa chính, mẹ bầu nên ăn từ 5 đến 6 bữa phụ mỗi ngày. Cách này giúp mẹ bầu hạn chế lượng đường trong máu tăng cao bất ngờ, tạo thời gian cho insulin chuyển hóa năng lượng. Ngoài ra, còn giúp mẹ bầu giảm đáng kể chứng ốm nghén.
Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ kiêng ăn gì?
- Hạn chế hấp thu chất béo bão hòa
Mẹ bầu nên sử dụng các loại chất béo có nguồn gốc từ thực vật như dầu oliu, dầu hướng dương, các loại hạt… Đồng thời, nên hạn chế các thực vật chứa nhiều chất béo từ mỡ và thịt động vật. Ngoài ra, cũng nên hạn chế ăn các món chiên xào và tăng cường các món luộc, hấp.
- Hạn chế những thực phẩm nhiều đường
Không nên hấp thụ các loại bánh ngọt, thức uống có ga, nước ép trái cây,... bởi đường có trong những loại thực phẩm này sẽ hấp thụ trực tiếp vào máu. Tuy nhiên, nếu muốn uống nước trái cây, mẹ bầu có thể pha loãng với nước để hạn chế bớt lượng đường.