Bị động thai và thai không bám vào buồng tử cung trong những tuần đầu tiên của thai kỳ là một tin không vui đối với bất kỳ chị em nào. Ngoài việc thực hiện theo những hướng dẫn của bác sĩ, mẹ bầu cũng cần tìm hiểu về việc nên ăn gì để thai nhanh vào tử cung và bám chắc hơn, tránh tình trạng động thai lặp lại một lần nữa.

Hiện tượng phôi thai không bám vào thành tử cung là gì?

Khoảng thời gian từ 1 - 3 tuần khi phôi làm tổ, những dấu hiệu mang thai sớm nhất ở người phụ nữ đã biểu hiện tương đối rõ ràng, tuy nhiên nhiều mẹ vẫn không chắc là bản thân đã mang thai vì lúc này thai nhi vẫn chưa hình thành. Hiện tượng làm tổ là một quá trình thực sự phức tạp.

Ăn gì để thai nhanh vào tử cung và bám thật chắc? - Ảnh minh họa: Internet

Làm tổ là sự kết hợp giữa nội mạc tử cung của người mẹ và phôi thai, thông qua nhiều cơ chế như: hiện tượng tiết nội tiết của tế bào mẹ và nhau thai, giữa tế bào nhau thai và phôi, giữa tế bào mẹ và phôi.

Bản thân phôi thai cũng tự tiết ra một loại protein để bám trên bề mặt, giúp phôi đang ở trạng thái di chuyển tự do trong lòng tử cung có khả năng bám dính vào lớp nội mạc. Vị trí bám dính của phôi thai hay gặp nhất đó là đáy tử cung.

Chỉ có những bà bầu thực sự nhạy cảm mới có thể nhận ra mối liên kết giữa tử cung với thai nhi từ những tuần đầu tiên của thai kỳ.

Khi tỉ lệ phôi thai bị bóc tách ít hoặc bóc tách được phát hiện và điều trị kịp thời, khả năng giữ thai sẽ xảy ra cao hơn. Ngược lại khi tỉ lệ tăng cao trên 50%, khả năng mất thai cũng tăng cao tỉ lệ thuận.

Để tránh tình trạng dọa sảy thai và sảy thai, mẹ bầu nên thực hiện các biện pháp hỗ trợ cho thai kỳ đó là: nghỉ ngơi, sử dụng nội tiết progesterone đường uống hay đặt âm đạo theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên vẫn có một tỷ lệ nhỏ trường hợp bóc tách túi thai không điều trị được.

Có trường hợp bóc tách túi thai xảy ra, vài ngày sau thai chết do thai bất thường nên được thải ra ngoài theo cơ chế tự nhiên. Do đó, bà bầu nên tái khám theo lịch hẹn để xem thai có phát triển tiếp tục hay không.

Ngoài ra, thực phẩm mẹ ăn trong giai đoạn nhạy cảm cũng đóng vai trò hỗ trợ rất tốt cho việc phôi thai nhanh vào đúng vị trí nên ở. Vậy mẹ nên ăn gì để thai bám chắc vào tử cung?

Thực phẩm để thai nhanh vào tử cung

Bác sĩ khuyến cáo mẹ bầu cần bổ sung 4 nhóm các dinh dưỡng bao gồm: chất bột, chất béo, chất đạm, khoáng chất và vitamin - Ảnh minh họa: Internet

Khi bắt đầu hành trình thai nghén, các bác sĩ khuyến cáo mẹ bầu cần bổ sung 4 nhóm các dinh dưỡng bao gồm: chất bột, chất béo, chất đạm, khoáng chất và vitamin. Chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mẹ cần khoảng 2.300 – 2.400 kcal/ngày. Trong đó: 25% chất béo, 20% chất đạm, 55% chất bột đường.

Nhóm cung cấp tinh bột

Gạo, ngô, bánh mì, khoai, miến… là những thực phẩm thuộc nhóm chất bột mang lại nguồn dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể. Đặc biệt với những chị em muốn thai nhi nhanh vào tử cung. Tuy nhiên chị em không nên ăn quá nhiều mà chỉ nên bổ sung lượng vừa phải để tránh tăng cân mất kiểm soát.

Nhóm chất béo: dầu, mỡ, lạc, vừng…

Đây là nhóm thực phẩm không thể thiếu trong list ăn gì để thai nhanh vào tử cung. Nhóm chất béo đóng vai trò quan trọng với quá trình phát triển của thai, đồng thời tham gia vào quá trình tạo máu và hình thành nhau thai rất tốt.

Khi mang thai bác sĩ khuyến cáo mỗi ngày chị em cần cung cấp cho cơ thể ít nhất 70g protein/ngày và khoảng 40g chất béo/ngày - Ảnh minh họa: Internet

Nhóm chất đạm

Thịt, cá, trứng, tôm, cua, đậu đỗ… là những thực phẩm rất tốt cho thai kỳ - Ảnh minh họa: Internet

Thịt, cá, trứng, tôm, cua, đậu đỗ… là những thực phẩm rất tốt cho thai kỳ. Những loại thực phẩm này tham gia vào quá trình tạo máu, vận chuyển oxy. Cá, thịt bò giúp phát triển não bộ, hình thành võng mạc và phát triển hệ thần kinh của phôi thai. Ngoài ra chị em cần nạp thêm 1000mg Canxi mỗi ngày, chọn lọc những thực phẩm giàu canxi như sữa, trứng, váng sữa, sữa chua…

Nhóm vitamin chất khoáng và chất xơ

Rau chân vịt (cải bó xôi) có chứa một lượng lớn axit folic giúp ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh và giúp thai nhi nhanh vào tử cung của mẹ. Ngoài ra, các loại rau xanh đậm như súp-lơ, xà lách, cải bẹ xanh chứa rất nhiều axit folic rất tốt cho mẹ bầu. Bên cạnh đó các loại quả có nhiều múi như cam, bưởi, quýt… chứa lượng lớn vitamin C giúp mẹ tăng sức đề kháng, giúp thai nhi nhanh vào tử cung của mẹ.

Mẹ ăn gì để thai bám chắc vào tử cung?

Ở những tuần đầu tiên của thai kỳ, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu cần hết sức lưu ý. Mẹ nên ăn một bữa ăn nhẹ giàu carbohydrate khoảng 15 - 20 phút trước khi bước chân ra khỏi phòng ngủ. Không phải chuẩn bị quá cầu kỳ, mẹ có thể đặt sẵn ở đầu giường một lọ bánh quy mặn, các loại hạt ngũ cốc hoặc trái cây sấy khô… khi thức dậy là có thể dùng ngay.

Khẩu phần dinh dưỡng khi có dấu hiệu mang thai đầu nên đó là chia bữa ăn từ 3 bữa ăn chính thành 6 bữa ăn nhỏ mỗi ngày. Chọn các thực phẩm dễ tiêu hóa, kết hợp ăn tinh bột cùng nguồn protein nạc từ thịt gà và cá.

Mẹ bầu cũng đừng quên uống thêm sữa ít béo và bổ sung thêm các chế phẩm từ sữa vào buổi sáng và tối - Ảnh minh họa: Internet

Trong thời gian này, mẹ cần chú ý lựa chọn thực phẩm tươi, sạch để tránh ngộ độc, đau bụng… Mẹ cũng đừng quên tìm hiểu những lời khuyên về dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu để ăn đủ và đúng.

Theo dân gian, cháo cá chép có tác dụng giữ phôi thai tốt nên mẹ có thể thử ăn cháo cá chép 3 lần/tuần.

Uống nhiều nước, sữa, các loại nước ép trái cây hoặc trái cây tươi. Nên chọn những loại trái cây có tính mát như: cam, chuối, khoai lang… Nên ăn nhiều loại canh rau có màu xanh đậm để kịp thời bổ sung vitamin cho thai nhi phát triển.

Thai mới vào tử cung nên ăn gì?

Những tuần đầu tiên sau chuyển phôi tương ứng với những tuần đầu tiên trong một thai kỳ bình thường, đây chính là giai đoạn hình thành tất cả các cơ quan và hệ thần kinh của thai nhi.

Sau chuyển phôi từ 1 tuần – 10 ngày, mẹ có thể ăn uống bình thường, nên ăn đủ, đa dạng các nhóm thực phẩm. Để đảm bảo sự phát triển toàn diện của thai nhi, axit folic, đạm, sắt và canxi là 4 chất mẹ không thể bỏ qua trong chế độ dinh dưỡng của mình.

Một số dấu hiệu nhận biết thai đã vào tử cung

Ra huyết âm đạo dịch nâu, dịch hồng nhạt

Phôi làm tổ ở niêm mạc tử cung của mẹ sẽ gây ra hiện tượng chảy máu - Ảnh minh họa: Internet

Trong quá trình làm tổ, phôi vào niêm mạc tử cung của mẹ sẽ gây ra hiện tượng chảy máu. Do lượng máu ứ đọng lại, tử cung co bóp tống máu ra buồng tử cung vào âm đạo một chất dịch hồng nhạt.

Bầu vú căng, đau, tức ngực

Sau khi trứng thụ tinh được làm tổ tại buồng tử cung, nội tiết tố trong cơ thể mẹ sẽ tăng cao, kích thích tuyến vú phát triển chuẩn bị cho việc tiết sữa. Chị em sẽ thấy 2 đầu vú căng, đau.

Thân nhiệt của mẹ tăng

Do tác động nội tiết trong giai đoạn đầu của thai kỳ, đặc biệt là Progesterone làm cho thân nhiệt tăng từ 0.3 đến 0.5 độ C. Thân nhiệt tăng thường duy trì trong suốt quá trình của thai kỳ. Mẹ nên uống nhiều nước trong giai đoạn này.

Thử que thử thai 2 vạch đậm

Sau khi chậm kinh từ ngày thứ 9 trở đi, vào buổi sáng sớm sau khi ngủ dậy chị em kiểm tra bằng cách dùng que thử thai nhúng vào nước tiểu, sau 3 phút chị em đọc kết quả thấy 2 vạch đậm xuất hiện, có màu đỏ đậm. Từ đó xác định chị em đã có thai và thai đã vào tử cung.

Tìm hiểu kỹ việc ăn gì để thai nhanh vào tử cung trong những tuần đầu thai kỳ không chỉ hỗ trợ thai nhi phát triển tốt mà còn giúp mẹ tự tin hơn trong hành trình 40 tuần thai đầy khó khăn nhưng hạnh phúc.