Mang thai hộ và những điều có thể bạn chưa biết
Nội dung bài viết:
Hiện nay có không ít cặp vợ chồng không thể sinh con vì nhiều nguyên do khác nhau. Mong muốn cháy bỏng của họ là có được một đứa con ruột của chính mình. Chính vì vậy, quy định về việc mang thai hộ của Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi ra đời đã mở ra cho các cặp vợ chồng cơ hội làm cha mẹ trọn vẹn.
Mang thai hộ có hợp pháp?
Trước khi tìm hiểu về việc mang thai hộ có ảnh hưởng gì không, các cặp vợ chồng cần hiểu rõ: Mang thai hộ được chia thành hai trường hợp. Thứ nhất là vì mục đích nhân đạo và thứ hai là mục đích thương mại. Song luật pháp của Việt Nam mới chỉ công nhận việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là hợp pháp.
Mang thai hộ là gì?
Hiện nay, các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản như thụ tinh ống nghiệm, kích thích buồng trứng… đã đạt đến mức ngang tầm với các nước trong khu vực. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều phụ nữ không thể mang thai do các bệnh lý về tử cung (dị dạng, bị cắt tử cung do băng huyết, vỡ tử cung, sảy thai liên tục không rõ nguyên nhân…).
Theo Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi, đây là hành vi dùng phương pháp hỗ trợ sinh sản, lấy noãn (trứng) của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm. Khi noãn và tinh trùng kết hợp tạo thành phôi sẽ chuyển phôi vào dạ con của người nhận mang thai hộ.
Mang thai hộ con giống ai?
Thực tế người mẹ mang thai hộ sinh ra đứa trẻ về mặt sinh học không phải là mẹ của đứa trẻ ấy, nhưng về mặt quan hệ dân sự lại là quan hệ mẹ ruột - con ruột, trong khi về mặt pháp luật lại không được thừa nhận.
Mang thai hộ con giống ai? Câu trả lời đó là bé sẽ giống người cho trứng và tinh trùng thật sự. Đây mới thực sự là cha mẹ thực sự trên phương diện di truyền học của bé. Xét về mặt sinh học, người mang thai hộ hoàn toàn không phải là mẹ của đứa bé mà chỉ là người giúp cho phôi thai phát triển rồi khi đủ ngày đủ tháng, trẻ ra đời mà thôi.
Nhiều người đặt câu hỏi: Đứa trẻ sinh ra từ việc mang thai hộ là con của “người đẻ” hay con của người mẹ “nhờ đẻ”? Việc xác định đứa trẻ là con của người này hay con của người kia không đơn thuần là xác định mối quan hệ cha - mẹ - con mà còn liên quan đến vấn đề nhân thân, về quyền thừa kế và các quyền dân sự khác. Thực tế người mẹ mang thai hộ về mặt pháp luật không được thừa nhận.
Mang thai hộ có ảnh hưởng gì không?
Việc mang thai hộ có ảnh hưởng gì không là một vấn đề rất được các cặp đôi quan tâm.
Trong suốt quá trình mang thai, thai nhi được nuôi bởi dưỡng chất trong máu của người mang thai hộ, vậy khi đứa bé chào đời, bé có chịu ảnh hưởng về tính cách hay những bệnh lý mà người mang thai hộ mắc phải hay không? Mang thai hộ có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
Tiến sĩ Y - Sinh học Đào Đại Cường, nguyên giảng viên khoa Dược Đại học Y Dược TP HCM, cho biết: Nhóm máu cũng như bộ gen di truyền của đứa trẻ được hình thành ngay khi tinh trùng của người cha kết hợp với trứng của người mẹ. Thế nên tính cách của đứa trẻ hoàn toàn không bị tác động bởi người mang thai hộ.
Nếu có tác động thì do nguyên nhân bên ngoài. Chẳng hạn người mang thai hộ bị tai nạn, phải chụp X – quang, tia X có thể ảnh hưởng đến bộ gen của thai nhi.
Hoặc trong thời gian mang thai, người mang thai hộ mắc phải các bệnh như: Lao, tiểu đường, viêm gan siêu vi… phải điều trị dài ngày thì sức khỏe thai nhi có thể bị ảnh hưởng. Đây được xem là một trong những rủi ro khi mang thai hộ.
Người mang thai hộ không nhất thiết phải cùng nhóm máu với người mẹ cho trứng nhưng buộc phải làm xét nghiệm Rh - yếu tố cho biết tình trạng protein trong tế bào máu.
Con người được phân chia thành 2 nhóm là Rh+ và Rh-. Mục đích của việc xét nghiệm nhằm xác định người mang thai hộ có cùng Rh- hoặc Rh+ với phụ nữ có trứng hay không, bởi lẽ nếu không tương đồng về Rh thì thai rất dễ bị sảy.
Mang thai hộ có khó không?
Theo Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, khái niệm mang thai hộ hợp pháp là mang thai hộ vì mục đích nhân đạo: Một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai hộ cho cặp vợ chồng không thể mang thai và sinh con khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
Luật pháp Việt Nam chỉ cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, không cho phép việc mang thai hộ vì mục đích kinh doanh hay thương mại hóa. Trường hợp phụ nữ như sau có thể tìm đến người mang thai hộ:
- Có vấn đề bất thường về tử cung.
- Dị dạng tử cung bẩm sinh hoặc đã từng phẫu thuật cắt bỏ tử cung.
- Điều kiện sức khỏe không tốt, mắc các bệnh mãn tính nguy hiểm không thể mang thai được như: Suy thận, suy tim…, những bệnh này có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của cả mẹ và bé.
- Tiền sử người mẹ đã bị sảy thai nhiều lần.
- Thực nhiều kỹ thuật hỗ trợ sinh sản nhưng không thể mang thai được.
Người mang thai hộ có liên quan đến nhiều đến vấn đề pháp lý và tâm lý phức tạp nên giữa hai bên trong quá trình thực hiện nên chọn người có đủ các điều kiện như sau:
- Người mang thai hộ là người thân thích có họ với vợ hoặc chồng (chị em ruột, chị em cùng cha khác mẹ, chị em con cô, con chú, con bác…). Tuy nhiên người mang thai hộ không được là mẹ ruột hay cháu ruột.
- Người mang thai hộ có độ tuổi ít nhất là 21 và không quá 35 tuổi.
- Đã từng mang thai và sinh ra một đứa bé khỏe mạnh, không dị tật bẩm sinh.
- Không mắc các bệnh truyền nhiễm: Viêm gan B, C, HIV, lậu, giang mai…
- Có tâm lý ổn định, không mắc bệnh tâm thần.
- Sẵn sàng ký bản cam kết đồng ý và có trách nhiệm trong suốt thời kỳ mang thai như: Thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe thai nhi và hoàn toàn từ bỏ đứa trẻ sau khi sinh ra.
Mang thai hộ được thực hiện bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, lấy tinh trùng của người chồng kết hợp với trứng của người vợ và tiến hành thụ tinh để tạo thành phôi. Sau 2 – 5 ngày, phôi được cấy vào buồng tử cung của người mang thai hộ, đứa trẻ sau khi sinh ra hoàn toàn mang dòng máu của cặp vợ chồng nhờ người mang thai hộ.
Hiện tại, cả nước đã có hơn 19 cơ sở y tế có chức năng thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm. Tuy nhiên chỉ có 3 bệnh viện được phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ là Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế và Bệnh viện Từ Dũ TP HCM.
Để tránh những rắc rối xảy ra, các cặp vợ chồng hãy thực hiện đầy đủ những vấn đề liên quan đến pháp luật, thực hiện các cam kết để đảm bảo em bé và người mang thai hộ được pháp luật bảo vệ, không gặp phải tình trạng người mang thai hộ cố tình làm khó hay đòi con sau này.
Mang thai hộ có ảnh hưởng gì không trên lý thuyết là không. Tuy nhiên trên thực tế còn rất nhiều vấn đề phát sinh mà cặp đôi cần thận trọng cân nhắc.
Mang thai hộ là việc làm nhân đạo giúp các cặp vợ chồng không thể mang thai có được niềm vui làm cha mẹ. Nhưng không vì thế mà áp dụng tràn lan kỹ thuật này, bởi nó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.