Lý do bệnh bạch hầu gây lo ngại
Bệnh bạch hầu là do vi khuẩn bạch hầu Corynebacterium diphtheriae (C. diphtheriae) gây ra. Vi khuẩn này có thể lây từ người này sang người khác khi người nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi. Một số người có thể không phát triển các biểu hiện bệnh nhưng vẫn truyền vi khuẩn sang người khác.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh bạch hầu có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai nhưng phổ biến nhất ở trẻ em chưa được tiêm chủng.
Căn bệnh từng là "bóng ma"
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), bệnh bạch hầu lưu hành rộng rãi ở mọi nơi trên thế giới và đã gây nên các vụ dịch nghiêm trọng, nhất là ở trẻ em trong thời kỳ chưa có vaccine dự phòng.
Một sự kiện đáng lưu ý là những biến động xã hội ở một số nước như Nga, Ukraine... đã làm gián đoạn việc tiêm chủng vaccine bạch hầu cho trẻ em trong những năm 80 của thế kỷ trước. Do đó, bệnh bạch hầu đã phát triển và bùng nổ thành dịch lớn ở những nước này trong những năm 90 của thế kỷ 20.
Năm 1994, ở Nga đã có hơn 39.000 người mắc bạch hầu với 1.100 người không qua khỏi. Ở Ukraine có hơn 3.000 người mắc. Tuổi mắc bệnh chủ yếu là trên 15 tuổi.
Ở khu vực Tây Thái Bình Dương, hiện nay số mắc bệnh bạch hầu hàng năm giảm rõ rệt do hiệu quả của việc tiêm phòng vaccine bạch hầu cho trẻ em được thực hiện có kết quả ở các nước trong khu vực. Những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước, hàng năm ở đây có trên 13.000 trường hợp bạch hầu, đến năm 1990 giảm xuống 1.130 trường hợp và năm 1994 còn 614 trường hợp.
Ở Việt Nam, thời kỳ chưa thực hiện tiêm vaccine bạch hầu trong Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR), bệnh bạch hầu thường xảy ra và gây dịch ở hầu hết tỉnh, đặc biệt là ở các thành phố có mật độ dân cư cao.
Do thực hiện tốt việc tiêm vaccine, tỷ lệ mắc bạch hầu ở Việt Nam đã giảm dần từ 3,95/100.000 dân năm 1985 xuống 0,14/100.000 dân năm 2000.
Tuy nhiên, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mặc dù có vaccine an toàn và hiệu quả, gần đây, do thiếu tiêm chủng, các đợt bùng phát đã xảy ra với tần suất ngày càng tăng, thường xảy ra ở những nơi có nguồn lực hạn chế.
Theo thống kê của WHO, trong năm 2021, bệnh bạch hầu vẫn ghi nhận tại nhiều quốc gia trên thế giới. Trong đó có một số nước trong khu vực châu Phi, Đông Địa Trung Hải như Ethiopia (4.453), Ấn Độ (1.768) Yemen (1.516), Indonesia (235), Pakistan (169), Burkina Faso (147), Afghanistan (61), Cộng hòa Trung Phi (57), Uganda (49), Philippines (38), Haiti (28), Cộng hòa Dominica (27), Madagascar (18).
Nam giới bụng to, nhìn cho sang hay chỉ toàn tác hại?
Nam giới bụng to không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình của phái mạnh mà còn là “thủ phạm” của...
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.