Loại rau mọc hoang ở Việt Nam, tại Nhật được ưa chuộng, có vô vàn tác dụng sức khỏe
Tía tô là loại rau có quanh năm ở Việt Nam, nhưng thời điểm sinh trưởng và phát triển tốt nhất là vào mùa xuân. Loại rau này có thể được trồng hoặc mọc hoang rất nhiều ở những bãi đất trống và được coi như loại rau gia vị, nấu kết hợp với những thực phẩm khác.
Dù ở Việt Nam tía tô có giá rất rẻ, mọc hoang, dễ tìm nhưng tại Nhật Bản loại rau này lại có giá thành vô cùng đắt đỏ. Theo đó, giá bán tía tô tại Nhật được tính theo từng lá, với giá khoảng 700 đồng/giá. Sở dĩ loại rau này đắt đỏ tại Nhật Bản là vì nó được dùng để kết hợp khi ăn shushi rất nhiều. Sự kết hợp này không chỉ làm tăng hương vị của món ăn, mà còn có rất nhiều tác dụng cho cơ thể khi ăn lá tía tô sống.
Nhà khoa học, lương y Bùi Đắc Sáng - Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết, trong đông y tía tô là một vị thuốc có rất nhiều tác dụng và có thể sử dụng bằng nhiều cách khác nhau như ăn sống, vò nát lấy nước uống, sắc nước uống... Không chỉ lá, mà ngay cả hạt tía tô cũng có tác dụng hạ khí, cành tía tô có tác dụng an thai.
“Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tía tô giúp kích thích ra mồ hôi, giúp làm giãn mạc ngoài da, hạ sốt, trừ cảm mạo và làm giảm co thắt cơ trơn của phế quản. Nước ngâm lá tía tô có tác dụng ức chế các loại vi trùng như tụ cầu khuẩn, trực khuẩn lị, trực khuẩn đại tràng”, lương y Bùi Đắc Sáng cho hay.
Không chỉ có vậy, nghiên cứu của khoa học hiện đại cho thấy, tía tô có lượng tinh dầu lớn và giàu các a xít béo chưa bão hòa, chủ yếu là axit alpha-linoleic. Do có nhiều tinh dầu nguyên chất và các chất chống ô xy hóa nên chiết xuất từ lá tía tô cho thấy có các chất chống oxy hóa, chống dị ứng, chống viêm, chống trầm cảm.
Lương y Bùi Đắc Sáng chia sẻ một số bài thuốc tham khảm từ lá tía tô như sau:
- Lấy một nắm lá tía tô tươi, 2 củ hành và 3 lát gừng, tất cả thái nhỏ cho vào bát, đập một quả trứng gà rồi múc cháo hoa vào trộn đều ăn nóng, giải cảm.
- Lấy vỏ một quả quýt cạo rửa sạch cùng 3 lát gừng dày và một nắm lá tía tô tươi hoặc khô cho vào nồi, thêm vào một bát nước, đun sôi kỹ, uống nóng và đắp chăn ấm, chữa cảm lạnh.
- Giã lá tía tô lấy một bát nước, hòa một chút muối cho uống một lần, chữa đau bụng, đầy hơi.
- Lấy cành lá tía tô và đoạn vỏ rễ cây dâu bóc trắng đun lấy độ một chén nước cho uống chữa ho, tức thở.
- Hạt tía tô 10g, bạch giới tử 10g. Tán bột uống với nước sắc lá táo chua và dây tơ hồng để chữa ho, trừ đờm.
- Tía tô 15g, rau má 30g, cỏ nhọ nồi 30g, bông mã đề 20g. Sắc uống dùng phòng và chữa sốt xuất huyết.
Mặc dù lá tía tô mang lại nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe, tuy nhiên việc lạm dụng quá nhiều lá tía tô có thể gây nên những hệ lụy với sức khỏe. Cụ thể, với bà bầu dù tía tô giúp an thai nhưng dùng nhiều, dùng liên tục có thể dẫn tới tăng huyết áp, không tốt cho cả mẹ và thai nhi.
Với những người có tiền sử dị ứng nên hạn chế dùng lá tía tô điều trị bệnh để tránh những tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra.
Đối với người bị cảm nóng, hay ra mồ hôi, tốt nhất nên thận trọng khi dùng lá tía tô chữa bệnh. Vì chúng có tác dụng dược tính gây ra mồ hôi nhiều, sử dụng kéo dài có thể khiến bệnh thêm trầm trọng.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn...
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn...
Điều gì sẽ xảy ra đối với sức khỏe nếu mỗi ngày ăn một quả ổi?
Ổi là loại trái cây phổ biến, có thể sử dụng trong thực đơn hàng ngày. Vậy điều gì sẽ...
Bánh mì: Món ăn ngon của mọi người nhưng có tác hại khó lường nếu ăn sai cách
Bánh mì ngon, bổ, rẻ là sự lựa chọn tuyệt vời của nhiều người cho bữa sáng bận rộn. Thế...