Loại gia vị được ví là thuốc trị "bách bệnh" của người nghèo
Nhà khoa học, lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội cho biết tỏi còn có tên gọi khác là đại toán, hồ, tỏi trắng (tỏi cổ mềm). Tên khoa học của tỏi là Allium sativum Linn, thuộc Họ Hành - Alliaceae.
Tỏi là cây gia vị có giá trị sử dụng và giá trị sinh học cao, dùng tăng nhiệt cho cơ thể. Từ cổ xưa, người ta đã biết sử dụng tỏi để tăng sức dẻo dai và đề phòng bệnh tật. Vào thời thượng cổ, các lực sĩ đều ăn tỏi trước khi thi đấu để tăng cường sức khỏe.
Claude Galien, một vị thầy thuốc vĩ đại đã xem tỏi là "thuốc trị bách bệnh" của người dân vùng nông thôn. Ông xem tỏi là thuốc bổ, giải độc, lợi tiểu, trị giun, chữa hen suyễn, vàng da…
Người dân Ai Cập và Ấn độ đều biết sử dụng tỏi làm thuốc trị bệnh. Người Trung Hoa dùng tỏi để chữa bệnh xơ vữa động mạch, huyết áp cao, phòng ngừa ung thư, viêm ruột, giun sán…
Khoa học hiện đại đã phân tích thành phần của tỏi và thấy trong 100g tỏi có: 67,7% nước; 6,0% đạm; 23,5% chất bột (so sánh với lượng bột ở khoai tây là 21,4%); 1,5% celulo; 181mg phosphor và các vitamin B1, B2, PP.
Theo lương y Sáng, trong y học cổ truyền, củ tỏi được dùng làm thuốc có vị cay, hôi, tính ôn, hơi có độc. Quy kinh: Can, Tỳ, Vị. Công dụng: Giải độc, sát trùng, tẩy uế, hạ khí, thông khiếu, tiêu nhọt, tiêu đờm tích, trừ giun. Chủ trị: Đầy trướng, đại tiểu tiện khó khăn, tả, lỵ. Liều dùng: 4-6g/ngày, có thể dùng đến 20g.
Dưới đây lương y Sáng chia sẻ một số bài thuốc đơn giản có sử dụng tỏi là vị thuốc chính để chữa bệnh.
Phòng và trị cúm: Giã nát 3 tép tỏi, hãm trong 50g nước sôi khoảng nửa giờ. Chắt lấy nước, nhỏ vào mũi mỗi bên khoảng 2 hay 3 giọt, ngày 2 hoặc 3 lần.
Chữa đau răng: Giã nát 2 tép tỏi trộn với một chút nước ấm. Đợi khoảng 10 phút sau, dùng một que tăm tẩm dịch tỏi thấm đều chung quanh chỗ đau.
Chữa mụn cóc, chai chân: Giã nát 2 tép tỏi, dán gọn vào chỗ bị chai và để qua đêm.
Chữa hoắc loạn (thổ tả): Tỏi 100g, nước 300ml sắc còn 1/3 uống.
Chữa ung nhọt: Tỏi 1 củ, vôi trắng 1 cục (giúp tiêu ung). Giã nhỏ, xoa lên nhọt vài lần và xoa vào gan bàn chân giúp nhanh hết nhọt.
Chữa sốt truyền nhiễm, cảm cúm, nhức đầu: Tỏi giã, vắt lấy nước cốt uống 10ml.
Chữa sốt rét do khí độc rừng núi: Tỏi 6-7 củ (nửa để sống, nửa nướng chín), ăn cho hết, khi thấy đại tiện thông là khỏi.
Chữa đơn sưng, mụn lở: Giã tỏi trộn dầu vừng bôi, đắp.
Chữa lỵ trực trùng hay lỵ Amíp: Tỏi 10g giã nhỏ, ngâm vào 100ml nước nguội trong 02 giờ, lọc bỏ bã, lấy nước này thụt vào hậu môn, giữ lại 15 phút, đồng thời ăn mỗi ngày 06 g tỏi sống (chia 03 lần). Điều trị 5-7 ngày là có kết quả.
Lương y Sáng lưu ý đối với người khỏe mạnh, tỏi là thứ thuốc phòng bệnh rất tốt. Tuy nhiên, những người bị viêm dạ dày và hành tá tràng, viêm ruột, viêm thận, viêm gan phải cẩn thận khi dùng.
4 loại cá "ngậm" đầy thủy ngân, rẻ mấy cũng chớ dại mà mua về ăn kẻo hại sức khỏe
Cá là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, cung cấp nhiều protein, omega-3 và các khoáng chất quan trọng cho cơ thể. Tuy nhiên, một số loại cá lại chứa hàm lượng thủy ngân cao, có thể gây hại cho sức khỏe nếu tiêu thụ quá mức.
Loại cỏ dại lại là thuốc bổ gan, ở quê mọc đầy nhưng nhiều người không biết
Ở quê loại cỏ này rất dễ kiếm, nhưng hầu hết mọi người đều không được biết về giá trị bên trong của nó.
Quả roi vừa ngọt vừa thanh mát lại có 5 tác dụng "diệu kỳ" đối với sức khỏe
Quả roi vừa ngọt thanh mát, giòn tan và hương thơm đặc trưng, quả roi không chỉ là món ăn vặt ưa thích mà còn là nguồn cung cấp dồi dào các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.
Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu bạn ăn bơ ghee và đường thốt nốt sau bữa ăn?
Bạn có phải là người thích thưởng thức đồ ngọt ngay sau bữa ăn không? Vậy thì bạn cần dừng lại và đọc bài viết này.