Khi nhắc đến nghiện ,mọi người sẽ nghĩ ngay đến nghiện cờ bạc, ma túy, rượu hoặc thuốc lá. Theo Hiệp hội Y học Nghiện Hoa Kỳ, những người nghiện một thứ gì đó bắt buộc gắn bản thân với chất đó hoặc tiếp tục thực hiện các hành vi có vấn đề với sự hiểu biết về hậu quả có hại.

Nhưng ngủ là hiện tượng sinh lý của con người. Về cơ bản nó vô hại. Gregory Porter (một chuyên gia về giấc ngủ, nhịp sinh học và sự trao đổi chất người Anh) giải thích "Trừ khi bạn bị mộng du, nếu không giấc ngủ không nguy hiểm đối với con người". Đó là lý do tại sao không sử dụng thuật ngữ "nghiện" về mặt y học cho giấc ngủ.

Theo Học viện Y học Giấc ngủ Hoa Kỳ, người lớn cần ngủ trung bình 7 giờ/ngày. Điều quan trọng không phải là dành thời gian trên giường, mà là ngủ thực sự ít nhất 7 tiếng.

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn muốn tiếp tục ngủ mặc dù bạn đã ngủ suốt 7 giờ? Đó không phải là chứng nghiện ngủ, nó có thể là một thứ gì đó khác.

Nói cách khác, có nhiều trường hợp ngủ quá mức khi lo lắng hoặc trầm cảm nặng. Theo một bài báo xuất bản năm 2008, khoảng 40% bệnh nhân trầm cảm là người trẻ tuổi đã ngủ nhiều hơn mức cần thiết. Xu hướng này diễn ra mạnh mẽ hơn đối với phụ nữ. Một nghiên cứu năm 2014 cho thấy những người ngủ trung bình 8 tiếng trở lên có nhiều khả năng bị trầm cảm hơn những người ngủ ít hơn.

Ngoài ra, nếu bạn mắc chứng thiếu ngủ, chứng mất ngủ vô căn, hoặc chứng ngưng thở khi ngủ, bạn có thể bị buồn ngủ ngay cả khi đã ngủ hơn 7 giờ. Triệu chứng của việc ngủ nhiều là dù bạn có ngủ bao nhiêu cũng không có sức lực, nhạy cảm, đầu óc choáng váng, đau đầu, chán ăn và thậm chí có ý định tự tử trong những trường hợp nghiêm trọng.

Nếu bạn ngủ đủ giấc mà vẫn cảm thấy buồn ngủ cả ngày, hãy đến gặp bác sĩ. Cho dù là dùng thuốc hay thay đổi lối sống, bạn cần phải hành động ngay để ngăn chặn sự rạn nứt trong cuộc sống hàng ngày của mình.