Làm thế nào để ‘diệt’ mụn sữa ở trẻ sơ sinh hiệu quả, an toàn?
Mụn sữa là gì?
Mụn sữa ở trẻ sơ sinh (hay còn được gọi là nang kê hoặc mụn kê sữa ở trẻ sơ sinh) là những mụn nhỏ li ti màu trắng (trông như các đốm sữa), cũng có trường hợp mụn to bằng đầu hạt gạo, có nhân trắng như bã đậu.
Dấu hiệu nhận biết mụn sữa ở trẻ sơ sinh là: mụn mọc ở mặt, lưng, ngực hoặc chân tay của trẻ. Theo các chuyên gia, đây là dạng mụn trứng cá phổ biến ở trẻ em, tỷ lệ mắc mụn sữa ở trẻ sơ sinh chiếm tới 20% số trẻ 2 - 3 tuần tuổi.
Nguyên nhân gây mụn sữa ở trẻ sơ sinh
Có nhiều nghiên cứu về vấn đề này nhưng trên thực tế nguyên nhân thực sự gây ra mụn sữa ở trẻ sơ sinh vẫn chưa được xác định rõ.
Nhiều nhà khoa học cho rằng nguyên nhân chính là do hormone của người mẹ chuyển sang bé trong những tháng cuối thai kỳ.
Hoặc do trong thời gian mang thai, mẹ hoặc trẻ bị các vấn đề về sức khỏe phải dùng thuốc. Và mụn sữa ở mặt trẻ sơ sinh xuất hiện là do tác dụng phụ của thuốc.
Do thời tiết thay đổi, nhiệt độ nóng lên khiến mụn bị tấy đỏ lên.
Khi trẻ quấy khóc quá nhiều hoặc khi da tiếp xúc nhiều với sữa mẹ, chất tẩy rửa còn sót lại trên quần áo hoặc nước bọt cũng làm mụn sữa mọc nhiều hơn.
Uống sữa bột cũng có thể khiến trẻ bị mụn sữa vì trong sữa có nhiều đạm albumin.
Mẹ ăn quá nhiều đồ nóng, trong khi hệ tiêu hóa của trẻ vẫn còn non yếu cũng có thể là nguyên nhân kích thích mụn chàm sữa ở trẻ sơ sinh mọc nhiều.
Một nguyên nhân khác cũng có thể gây ra mụn sữa là do trẻ bị phì đại tuyến bã.
Lỗ chân lông của trẻ nhỏ còn chưa phát triển toàn diện, khiến các tế bào da chết và bụi bẩn dễ dàng xâm nhập và làm bít lỗ chân lông.
Mụn sữa ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Các loại mụn sữa này có thể khiến các mẹ khá là lo lắng khi tìm đến các cách làm hết mụn sữa ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên đa số trường hợp mụn sữa không cần một biện pháp chữa trị nào đặc biệt. Sau vài tuần, các mụn này sẽ tự động biến mất.
Cũng có những trường hợp trẻ bị mụn sữa lâu hơn, thậm chí kéo dài vài tháng. Nếu mẹ theo dõi thấy những đốm mụn của bé không hết sau 3 tháng hoặc có dấu hiệu như sưng đỏ, mưng mủ, lan rộng trên mặt và trên cơ thể, lúc này nên đưa bé đi khám da liễu.
Trong nhiều trường hợp, tình trạng mụn sữa ở trẻ sơ sinh kéo dài cũng là dấu hiệu cảnh báo trước tình trạng da mụn sẽ xảy ra cho con ở tuổi dậy thì. Tuy nhiên, mẹ không cần lo lắng quá vì những vấn đề về da ở trẻ có thể được xử lý hoàn toàn bằng các công nghệ hiện đại.
Cần phân biệt mụn sữa với rôm sẩy do nóng bức, đổ mồ hôi, tã lót hay quần áo của bé không thông thoáng. Mẹ cần giữ vệ sinh khô thoáng cho bé, nếu mụn sữa mọc ở vùng bẹn, nách thì dùng thêm phấn rôm sảy, thử thay đổi nhãn sữa hoặc chế độ ăn giảm các đồ lạ, khó tiêu như tôm, cua, trứng và theo dõi xem có cải thiện hay không.
Cách trị mụn sữa ở trẻ sơ sinh
Tuy mụn sữa là bệnh không có gì nguy hiểm và không cần thiết phải chăm sóc quá cầu kỳ nhưng mẹ vẫn cần dành thời gian để theo dõi và có cách xử lý đúng. Dưới đây là một số lời khuyên trong cách chăm sóc trẻ, đồng thời cũng được xem như cách trị mụn sữa ở bé sơ sinh:
Những điều mẹ nên làm
Giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, đảm bảo da trẻ khô thoáng, cho trẻ mặc những loại đồ có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, quần áo nên rộng rãi, thoáng mát.
Nên duy trì việc cho trẻ bú mẹ trực tiếp, cần tăng cường bú mẹ để tăng sức đề kháng cho trẻ sơ sinh
Mẹ nên tránh ăn những đồ ăn dễ gây dị ứng để đảm bảo sữa mẹ an toàn, không có các tác nhân có thể gây kích ứng cho trẻ.
Nên tắm cho trẻ bằng nước ấm, sử dụng sữa tắm chuyên dành cho trẻ sơ sinh. Tắm xong cần lau người thật khô.
Mẹ không nên làm gì?
Mẹ không nên cho trẻ bú thêm sữa công thức ngoài sữa mẹ nếu không thật sự cần thiết. Nếu bé phải dùng sữa công thức thì nên chọn sữa có các thành phần an toàn, đảm bảo không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và gây dị ứng ở trẻ.
Không nên cho trẻ mặc quần áo len hay lông vì dễ gây kích ứng da.
Không nên kỳ cọ da trẻ mạnh khi tắm.
Không nên dùng sữa tắm hay xà bông có tính tẩy hay kích thích mạnh.
Không sử dụng sữa tắm có bọt cho bé trong thời gian này vì rất có thể sẽ khiến da bé bị kích ứng gây mẩn đỏ, ngứa
Không để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp lên da trẻ vì nóng bức khiến mụn sữa mọc nhiều hơn. Nếu có tắm nắng cho bé, mẹ nên nắng sớm 6 – 8 giờ sẽ không gây kích ứng da.
Không được sử dụng kem, dầu dưỡng ẩm và các loại thuốc trị mụn để tự ý điều trị cho trẻ, vì dễ gây kích ứng, nhiễm trùng da.
Mẹo trị mụn sữa theo dân gian
Tắm cho bé bằng lá riềng
Khi trẻ bị mụn sữa, mẹ chỉ cần lấy một nắm lá riềng, cọ sạch phần lông bám ở lá rồi cho vào nồi đun nước cho bé tắm 2 - 3 lần/tuần. Sau khi tắm xong mẹ nhớ tráng sạch lại cho bé bằng nước ấm. Lá riềng rất lành tính và có tác dụng nhanh trong việc chữa mụn sữa cho bé.
Tắm lá khế cho bé
Từ lâu, lá khế đã được lưu truyền trong dân gian như một phương thuốc trị rôm sẩy, mẩn ngứa, viêm da cơ địa hiệu quả. Theo Đông y, lá khế có tính chất thanh nhiệt khi phong, chuyên dùng để trị các triệu chứng của phong. Vì vậy, khi bé bị mụn sữa mẹ có thể dùng lá khế để tắm cho bé.
Mẹ lấy một nắm lá khế, cho vào nồi đun sôi, để nguội và lọc bỏ phần bã. Sau đó mẹ hãy tráng sơ qua một lần nước ấm cho da bé sạch bụi bẩn, rồi tắm cho bé bằng nước lá khế. Cuối cùng tráng lại bằng nước ấm đã đun để sạch hết lá còn dính trên da.
Mỗi tuần mẹ chỉ nên tắm 3 lần cho bé bằng nước lá khế, vì trong lá khế có nhựa, tắm nhiều sẽ khiến da bé sẽ bị xỉn màu.
Với hai cách tắm bằng "cây nhà lá vườn" trên mẹ có thể yên tâm bé sẽ hết mụn sữa và không hề ảnh hưởng đến làn da của bé.
Tuy nhiên mẹ cần chú ý: khi sử dụng các loại lá tắm cho bé cần rửa thật kỹ để tránh các loại vi khuẩn, thuốc trừ sâu tiếp xúc với da bé, làm tình trạng mụn càng trầm trọng hơn.
Một số lưu ý khi trẻ bị nổi mụn sữa
Mẹ tuyệt đối không được tự ý bôi bất kỳ loại kem hay thuốc nào lên các đốm mụn sữa của trẻ, bởi có thể tác dụng phụ của thuốc có thể khiến tình trạng bệnh của trẻ nặng thêm.
Tuyệt đối không dùng tay để chà xát lên mụn sữa để tránh làm mụn bị nhiễm trùng và ngày càng nặng hơn.
Tránh để bé tiếp xúc với môi trường bụi bẩn bên ngoài hoặc với những người có bệnh về da.
Có nên nặn mụn sữa ở trẻ sơ sinh là thắc mắc của rất nhiều bà mẹ? Câu trả lời chắc chắn là không và cũng không cần thiết, mẹ không nên nặn mụn sữa của con để tránh gây nhiễm trùng thêm cho trẻ.
Có thể thấy, mụn sữa ở trẻ sơ sinh hoàn toàn có thể chung sống hoà bình với bé. Bé bị mụn sữa nếu được chăm sóc tốt, vệ sinh sạch sẽ có thể sớm khỏi mụn, trả lại làn da mịn màng thơm sữa cho bố mẹ tha hồ “hít hà”.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi nào vợ tôi cần tiêm vaccine uốn ván? Độc giả Minh Thuận
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu tiên, duy trì suốt đời.
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa. Tôi nghi ngờ bà nhiễm sán, xin hỏi bác sĩ bệnh có những dấu hiệu cụ thể nào? Độc giả Minh Đăng
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.