Không chỉ chiều dài, cân nặng, chiều dài xương mũi thai nhi theo tuần mẹ cũng cần quan tâm
Bên cạnh việc kiểm tra chiều dài xương đùi, chu vi vòng đầu, đường kính ngang bụng thai nhi thì các mẹ bầu cũng cần phải biết đến chiều dài xương mãi của bé qua mỗi tuần. Đây là một trong những xét nghiệm quan trọng trong thai kỳ bởi căn cứ vào đó, các bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán xem thai nhi có khả năng mắc hội chứng Down ngay từ khi trong bụng mẹ hay không.
Đo chiều dài xương mũi thai nhi từ tháng thứ mấy?
Thông thường, ở tuần thứ 4 của thai kỳ, mũi bé bắt đầu hình thành như một phần đường thở của bào thai. Tới cuối tam cá nguyệt đầu tiên, tức tuần thai thứ 11, các thành phần cơ bản của mũi đã hình thành. Chính vì thế ở thời điểm này, các mẹ bầu nên đến bệnh viện để tiến hành siêu âm kiểm tra chiều dài xương mũi.
Giai đoạn tuổi thai vào tuần thứ 17, 18, 21, 23, 25, 27 hay các tuần thai của 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ bầu sẽ được bác sĩ tiến hành làm xét nghiệm chiều dài xương mũi thai nhi.
Nếu thai nhi không có xương mũi (bất sản xương mũi) thì điều đó cho thấy bé có khả năng bị hội chứng Down. Chiều dài xương mũi càng ngắn so với chuẩn tuổi thai thì nguy cơ bé bị mắc chứng Down càng cao. Mẹ cần tiếp tục theo dõi ở mốc siêu âm tiếp theo, nếu cần thiết bác sĩ sẽ yêu cầu làm xét nghiệm chọc ối để có được kết quả chính xác nhất.
Xương mũi thai nhi theo từng tuần
Tùy vào từng độ tuổi của thai nhi mà sẽ cho kết quả chiều dài xương mũi khác nhau. Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học tại Philipine, độ dài xương mũi thai nhi vào các tuần thai thứ 11, 12, 13, 14 và 15 tương ứng với 1,97mm, 2,37mm, 2,90mm, 3,44mm và 4,05mm.
Khi thai nhi được 20 tuần tuổi, số đo chiều dài xương mũi từ 4.5mm trở lên là bình thường. Chiều dài xương mũi ngắn < 3,5mm ở tuổi thai 22 tuần, thì có nguy cơ hội chứng Down rất cao.
Được biết, chiều dài xương mũi tăng lên tuyến tính với tuổi thai tiến triển và chiều dài mông vú. Chính vì thế nếu thai nhi có chiều dài xương mũi ngắn, hoặc không đo thấy chiều dài xương mũi thì bác sĩ có thể linh động cho mẹ bầu thực hiện thêm một số xét nghiệm để được kết quả chính xác nhất.
Tuy nhiên, theo TS. BS Lê Thị Thu Hà – Khoa Sản C, Bệnh viện Từ Dũ cho biết chiều dài xương mũi còn tùy thuộc vào dân tộc, di truyền và tuổi thai. Cụ thể như người da trắng có xương mũi dài hơn so với người da vàng. Bố mẹ mũi tẹt thì con sẽ có xương mũi ngắn. Chính vì thế mẹ đừng quá lo lắng khi thấy con mình có xương mũi ngắn và suy nghĩ tiêu cực rằng con mình sẽ bị bệnh thiểu năng trí tuệ nhé.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.