Khô miệng là gì?

Khô miệng là tình trạng giảm lượng nước bọt tiết ra và gây khô ở miệng và cổ họng. Ảnh minh họa: Internet 

Khô miệng là tình trạng giảm lượng nước bọt tiết ra và gây khô ở miệng và cổ họng. Đặc biệt là người cao tuổi, người ta nói rằng người cao tuổi dễ bị khô miệng hơn do lượng nước bọt tiết ra giảm và tác dụng phụ của các loại thuốc đang sử dụng. Do đó, người ta dự đoán rằng ​​số lượng bệnh nhân sẽ tiếp tục tăng lên do sự xã hội đang già hóa. Khi nước bọt bị giảm, không chỉ xuất hiện các triệu chứng như khó nói chuyện và khó ăn thức ăn khô mà còn kéo theo các bệnh khác như "bệnh nha chu", "sâu răng", "viêm miệng" và "rối loạn vị giác".

Có nhiều nguyên nhân chính dẫn đến khô miệng nhưng nguyên nhân phổ biến nhất là do lão hóa. Khi lão hóa, chức năng tạo ra nước bọt của tuyến nước bọt bị suy giảm và lượng nước bọt tiết ra cũng giảm theo.

Lão hóa là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh khô miệng. Ảnh minh họa: Internet 

Do sử dụng răng giả khi đang sâu răng hoặc không vừa vặn có thể làm giảm số lần nhai thức ăn và làm giảm tiết nước bọt khi căng thẳng.

Ngoài ra, cũng có thể thấy được lượng nước bọt tiết ra giảm do tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm, thuốc chống dị ứng hoặc thuốc hạ huyết áp,…

Trong hội chứng Sjogren, một trong những bệnh tự miễn dịch, các tế bào miễn dịch phá hủy các tế bào của cơ thể làm cho các tế bào của tuyến nước bọt và tuyến lệ bị tổn thương, dẫn đến giảm lượng nước bọt và nước mắt. Khi bệnh tiểu đường trở nên trầm trọng hơn cũng có thể xuất hiện tình trạng khát khô miệng.

Các triệu chứng của khô miệng

Khô miệng được biểu hiện qua nhiều triệu chứng. Ảnh minh họa: Internet 

Nếu bị khô miệng, sẽ xuất hiện các triệu chứng dưới đây:

Cơn khát ở miệng và cổ họng kéo dài

Bên trong miệng dính nhớp

Đau bên trong miệng

Khó ăn thức ăn khô như bánh mì hoặc bánh quy

Vị giác kì lạ

Vào ban đêm, thường bị thức dậy do khô miệng

Bất kì ai cũng có thể bị khô miệng nhất thời khi căng thẳng. Trên thực tế, có nhiều trường hợp đây không phải là bệnh nhưng nếu bạn thấy lo lắng, hãy đến khám tại cơ sở y tế chuyên về nha khoa và bệnh khô miệng.

Cần đặc biệt lưu ý khi các triệu chứng trên kéo dài một cách mãn tính hoặc khi có cảm giác khó chịu như là đau ở trong miệng.

Điều trị khô miệng

Bước đầu của điều trị khô miệng là tiến hành loại bỏ nguyên nhân.

Ví dụ, những người không nhai tốt vì và bị giảm tiết nước bọt do răng giả của họ không khớp sẽ được thực hiện điều chỉnh lại răng giả và trong trường hợp mắc hội chứng Sjogren, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giúp kích thích tiết nước bọt.

Sau khi điều trị theo từng nguyên nhân như trên, thì sẽ tiến hành điều trị triệu chứng bằng cách sử dụng các sản phẩm chăm sóc chuyên dụng cho bệnh khô miệng.

Nước súc miệng

Chứa các chất dưỡng ẩm và sử dụng bằng cách súc miệng.

Xịt dưỡng ẩm

Sử dụng bằng cách xịt vào miệng. Đặc trưng là nó rất dễ sử dụng ngay cả khi ở bên ngoài.

Gel dưỡng ẩm

Dùng ngón tay thoa gel lên toàn bộ miệng. Lúc này, các tuyến nước bọt được kích thích và hiệu quả của việc tiết ra nước bọt cũng rất đáng được mong đợi.

Máng chỉnh nha

 Máng chỉnh nha giúp ngăn chặn nước bọt bay hơi, hỗ trợ điều trị khô miệng. Ảnh minh họa: Internet

Được tạo ra tùy theo từng người tại các cơ sở y. Khi bạn đi ngủ vào ban đêm, bạn có thể sử dụng nó bằng cách gắn vào hàm trên. Do hàm trên có nhiều tuyến tiết nước bọt nên việc bọc lại như vậy sẽ giúp ngăn chặn nước bọt bay hơi.

Băng chống ngáy miệng vào ban đêm

 Băng chống ngáy miệng vào ban đêm ngăn nước bọt bay hơi, giúp điều trị khô miệng. Ảnh minh họa: Internet

Bằng cách dán lên môi khi đi ngủ và không mở miệng, có thể ngăn nước bọt bay hơi do thở bằng miệng.

Ngoài máng chỉnh nha ra thì tất cả đều có bán trên thị trường. Hãy sử dụng chúng đúng cách tùy vào thời điểm và trường hợp chẳng hạn như khi ra ngoài thì sử dụng xịt dưỡng ẩm, khi đi ngủ thì sử dụng máng chỉnh nha.