Đau cơ xơ hóa là gì?
Đau cơ xơ hóa là bệnh mà các cơn đau dữ dội liên tục tấn công toàn bộ cơ thể. Tùy vào bệnh nhân mà loại cơn đau và mức độ đau khác nhau, chẳng hạn như "đau nhói", "đau như bị cắt bằng máy cắt" và "đau như kim châm". Người ta nói rằng nó sẽ thay đổi tùy thuộc vào thời tiết, múi giờ và trạng thái tinh thần.
Mặc dù thực hiện xét nghiệm bằng hình ảnh và xét nghiệm máu vẫn không thể tìm ra sự khác thường trong xương, cơ bắp hoặc khớp ngay cả khi có những cơn đau dữ dội. Vì lý do này mà có không ít trường hợp bệnh nhân không nắm rõ nguyên nhân mà thay đổi cơ sở khám chữa bệnh dẫn đến kiệt quệ về thể xác và tinh thần trong thời gian đó.
Các triệu chứng bệnh đi kèm khác nhau
Theo một cuộc khảo sát của một nhóm nghiên cứu của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản năm 2004, các triệu chứng thường gặp ở nhiều người là đau toàn thân, cảm giác mệt mỏi, đau khớp, đau đầu, rối loạn giấc ngủ, cứng cơ thể, tê bì, lo âu/trầm cảm và khô mắt,...
Chẩn đoán đau cơ xơ hóa
Có ba điều kiện chẩn đoán.
- Đánh giá bằng cách sử dụng các tiêu chí riêng như WPI (Chỉ số đau lan rộng) và SS (Mức độ nghiêm trọng của hội chứng chứng)
- Các triệu chứng kéo dài hơn 3 tháng
- Không phải là các bệnh khác (khối u ác tính, viêm khớp dạng thấp, hội chứng Sjogren,...)
WPI (chỉ số đau lan rộng) là gì?
Trong số 19 vị trí trên cơ thể, số vị trí mà bạn cảm thấy đau trong vòng một tuần gần đây sẽ tương ứng với số điểm bạn được cộng. Điểm cuối cùng có thể là từ 0 đến 19 điểm. Số điểm này thể hiện cấp độ các trở ngại can thiệp vào cuộc sống hằng ngày của bạn. Các trường hợp ghi điểm như "không thể đứng dậy do chân bị đau" hoặc "không thể làm việc nhà vì cánh tay bị đau". Đặc biệt, cẩn thận chú ý nếu cơn đau kéo dài hơn nửa tuần.
SS (mức độ nghiêm trọng của triệu chứng) là gì?
SS là một triệu chứng khác ngoài cơn đau. Nó thể hiện mức độ nghiêm trọng của từng triệu chứng “cảm thấy mệt mỏi”, khó chịu khi thức dậy”, “các triệu chứng nhận thức” theo thang điểm từ 0 đến 3 điểm. Nghiêm trọng mức độ 3 là "mức độ gây ra các trở ngại khiến bạn không thể sống cuộc sống hằng ngày." Ví dụ, khi bạn cảm thấy mệt mỏi và “bạn không thể đứng dậy do cơ thể mỏi mệt”. Đây là mức tối đa cho thang điểm từ 0 đến 3.
Ngoài ra, hãy kiểm tra các triệu chứng được phù hợp với 41 triệu chứng hiển thị trong bảng như "đau cơ" hoặc "đau bụng". Nếu có từ 1 đến 5 triệu chứng là 1 điểm, nếu từ 6 đến 20 triệu chứng là 2 điểm và nếu 21 đến 41 triệu chứng là 3 điểm. Tổng điểm của 3 triệu chứng "cảm thấy mệt mỏi", "khó chịu khi thức dậy" và "các triệu chứng nhận thức" cộng với điểm số mức độ của triệu chứng chính là điểm của SS. Điểm sẽ nằm trong khoảng từ 0 đến 12 điểm.
Tiêu chuẩn điểm số
"Đau cơ xơ hóa" được chẩn đoán khi WPI là 7 điểm trở lên và SS là 5 điểm trở lên hoặc WPI từ 3 đến 6 điểm và SS là 9 điểm trở lên.
Nguyên nhân của đau cơ xơ hóa
Nguyên nhân gây ra cơn đau được biết đến không chỉ ở xương, cơ và khớp mà ở hệ thần kinh trung ương như não và tủy sống.
Hệ thống ức chế cơn đau bất thường
Khi cơ thể chúng ta cảm thấy đau, tín hiệu sẽ được truyền đến não bộ. Sau đó, các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin, noradrenaline và dopamine sẽ được giải phóng khỏi não và hình thành hệ thống ức chế các cơn đau. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân bị đau cơ xơ hóa, người ta cho rằng cơn đau có thể tiếp tục kéo dài vì con đường ức chế cơn đau này không hoạt động tốt.
Viêm não
Trong não và tủy sống, có các tế bào phụ trách miễn dịch và đóng vai trò là chức năng miễn dịch được gọi là microglia. Có giả thuyết cho rằng trong bệnh đau cơ xơ hóa, có thể là do các microglia bị hoạt tính hóa bất thường, gây viêm xung quanh các mạch thần kinh liên quan đến cơn đau và gây ra cơn đau.
Những thay đổi trong mạng lưới não
Trong não, có một mạng lưới các dây thần kinh hoạt động khi chúng ta không làm việc. Bệnh nhân bị đau cơ xơ hóa được biết đến là có mối liên hệ chặt chẽ hơn giữa mạng lưới này và các bộ phận liên quan đến cảm giác đau của não. Do đó, chúng ta có thể cảm thấy đau ngay cả khi chúng ta không làm bất cứ điều gì đặc biệt.
Điều trị và chăm sóc
Trong điều trị bao gồm "điều trị bằng thuốc" và "điều trị không dùng thuốc". Việc cải thiện chỉ với 1 trong 2 cách là rất khó và sẽ hiệu quả hơn nếu thực hiện tiếp cận cả hai cách.
Thuốc điều trị
Thuốc dùng để điều trị đau cơ xơ hóa là "pregabalin" và "duloxetine". Trong đó, pregabalin làm giảm lượng chất dẫn truyền thần kinh truyền dẫn cảm giác đến bên trong não. Duloxetine làm tăng lượng chất dẫn truyền thần kinh quan trọng giúp ức chế cơn đau, chất đó gọi là serotonin và noradrenalin. Ngoài ra, các loại thuốc chống trầm cảm, chống co giật và thuốc giảm đau cũng được sử dụng tùy theo triệu chứng.
Điều trị không dùng thuốc
Nên đưa những phương pháp phù hợp với bản thân vào cuộc sống hằng ngày, chẳng hạn như "tập thể dục nhịp điệu", "mát-xa", "thái cực quyền", "yoga", "chánh niệm" và "liệu pháp hành vi nhận thức"
Những lưu ý trong cuộc sống
Cần “giảm thời gian khó chịu và tăng thời gian thoải mái”. Đau cơ xơ hóa là một bệnh của hệ thống thần kinh trung ương, do đó, nếu giảm căng thẳng thì cũng sẽ giúp làm dịu cơn đau. Việc cần thiết cho điều đó là người bệnh phải hiểu rõ về bản thân và cần phải biết nguyên nhân khiến bạn căng thẳng và làm quen với nó tốt hơn.
Ngoài ra, việc những người xung quanh ý thức được việc “lắng nghe” cũng rất quan trọng. Vì không thể nhìn thấy cơn đau từ bên ngoài và cảm nhận được nó nên một số người đã gây tổn thương cho bệnh nhân khi nói "đừng có lười biếng mà nói rằng mình đau hay mệt" hoặc "tôi chắc chắn là bạn không bị đau gì cả vì tôi chẳng thấy gì bất thường hết". Tuy nhiên, đau cơ xơ hóa chắc chắn có những cơn đau mà những người xung quanh không thể nào tưởng tượng được. Do đó, việc tiếp nhận cẩn thận lời nói của bệnh nhân sẽ giúp giảm căng thẳng và giảm nhẹ cơn đau cho người bệnh.