Giá đỗ là một loại rau mầm khá phổ biến ở Việt Nam với cách trồng đơn giản, thời gian sinh trưởng nhanh chóng. Giá đỗ thường được trồng từ hạt đậu xanh nhưng cũng có nơi trồng bằng đậu tương, đậu đen hoặc đậu đỏ nhưng chủ yếu giá đỗ chúng ta mua ngoài chợ được ngâm trồng từ đậu xanh.

Giá đỗ được trồng bằng cách ngâm đậu trong nước từ 3-6 giờ rồi sau đó ủ trong chai, lọ, chum khoảng 4-5 ngày và tưới nước thường xuyên cho giá đỗ. Sau khi giá đỗ nảy mầm khoảng 3-4 cm thì có thể bỏ ra sử dụng chế biến món ăn.

Giá đỗ có vị ngọt nhẹ và là nguyên liệu chế biến món ăn có thể tìm mua khá dễ dàng cũng như cách chế biến cũng rất đơn giản, chúng ta có thể ăn sống, làm nộm, làm món xào, món canh...

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ thì cứ trong 100 gram giá đỗ sẽ chứa các chất dinh dưỡng như sau:

Năng lượng: 23 kcal

Carbohydrates: 2.1gr

Protein: 3.99gr

Chất béo: 0.69gr

Chất xơ: 1.9gr

Kali: 79mg

Canxi: 32mg

Phốt pho: 70mg

Magie: 27mg

Sắt: 0.96mg

Choline: 14.4mg

Vitamin C: 8.2mg

Vitamin B3 (Niacin): 0.481mg

Vitamin B2 (Riboflavin): 0.126mg

Vitamin B1: 0.076mg

Phốt pho: 70mg

Kẽm: 0.92 mg

Vitamin E: 0.02mg

Đi chợ thấy giá đỗ có dấu hiệu này tốt nhất đừng mua

Giá đỗ có hàm lượng vitamin rất cao nhưng khi đi chợ thấy những phần giá đỗ không có rễ thì tốt nhất là không nên mua.

Ngày nay có không ít gian thương đã sử dụng hóa chất như ure, thuốc kích thích... để giá đỗ được mập mạp và nhanh lớn hơn. Trong trường hợp này, giá đỗ thường mập bất thường, trắng ngần, không có rễ...

Những loại hoá chất giúp kích thích giá đỗ có thể gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe, từ tiêu chảy, đau bụng cho đến ngộ độc, thậm chí mắc bệnh ung thư.

Trước đây, một người bán rau lâu năm chia sẻ trên tờ Sohu rằng họ thường không bao giờ dám mang giá đỗ không rễ về cho gia đình thưởng thức vì không dám chắc chất lượng, nguồn gốc của nó.