"Hiện tượng Cinderella": Tại sao một số cha mẹ ngược đã lại chỉ nhắm vào 1 đứa trẻ?
Cinderella được biết đến là một câu chuyện cổ tích tuyệt đẹp với nhiều người, nhưng đối với một số người, câu chuyện cổ tích này lại là một thực tế đen tối, và điều này là có thực ở hiện tại.
Khi cha dượng của Ari Sherfield bước vào cuộc đời cô, mọi thứ đã thay đổi. Năm 7 tuổi, cô được giao trách nhiệm như một người nội trợ và phải chăm sóc các em nhỏ. Cô cũng là người duy nhất trong gia đình bị bạo hành về thể chất, đôi khi vì những điều không đáng có như "thở quá mạnh".
Trải nghiệm này của cô là hoàn toàn trái ngược với trải nghiệm của các anh chị em của cô: Cha mẹ Sherfield – người đã bạo hành cô đối xử với các anh chị em ruột của cô bằng tình yêu thương, lòng tốt và lòng trắc ẩn.
"Mẹ tôi khẳng định rằng bà thích anh chị em của tôi hơn" – Sherfield, hiện 22 tuổi, nói: "Các anh chị em của tôi không bao giờ được giao nhiều việc nhà như tôi. Tôi luôn bị buộc phải ở nhà trong khi các anh chị em của tôi được phép ra ngoài và vui chơi với bạn bè hay tham gia các hoạt động ngoại khóa.… Mẹ tôi thực sự khiến tôi cảm thấy bản thân làm gì cũng sai. Bà sẽ nói với tôi rằng tôi là đứa vô phương cứu chữa "
Việc bị đối xử như vậy trong một khoảng thời gian dài cuối cùng đã buộc cô phải cắt đứt liên hệ với gia đình.
Mọi người thường cho rằng những người có xu hướng ngược đãi sẽ ngược đãi tất cả mọi người, nhưng một số lại phân biệt đối xử trong hành vi ngược đãi của họ. Đó là cái mà các chuyên gia gọi là "hiện tượng Cinderella", tức là khi một đứa trẻ trong một gia đình bị bỏ rơi và bị lạm dụng trong khi những đứa trẻ khác thì không.
'Tôi rất rất muốn được đối xử giống như họ, và tôi cố gắng rất nhiều.'
Cho đến nay, Sherfield vẫn không hiểu tại sao mình lại bị ngược đãi. Kể từ khi cha dượng bước vào cuộc sống của cô, gia đình cô trở nên sùng đạo, bảo thủ hơn, và cô đã chống lại những sự thay đổi đó. Từ lâu, cô cho rằng mình đã bị ghét bỏ vì cô đã lên tiếng phản đối và phản kháng lại. Bất kể có như thế nào, cô ấy không xứng đáng bị như vậy: Không đứa trẻ xứng đáng với điều tồi tệ đó.
Trong năm 2019, các cơ quan đã nhận được tổng cộng 4,4 triệu báo cáo chuyển tuyến về việc ngược đãi trẻ em.
Jeanette Scheid, phó giáo sư tâm thần học tại Đại học bang Michigan cho biết: “Có nhiều yếu tố liên quan đến nguy cơ bị ngược đãi. "Đôi khi, điều đó không liên quan gì đến đứa trẻ mà liên quan đến ý thức của cha mẹ về khả năng quản lý những gì mà họ coi là thách thức hoặc khác biệt được đứa trẻ biểu hiện ra bên ngoài."
Khi một đứa trẻ là mục tiêu của sự lạm dụng, những gì mà chúng trải qua có thể gây tổn hại đặc biệt lớn.
"Nếu bọn trẻ không có một hệ thống hỗ trợ vững chắc giúp chúng có khả năng phục hồi, điều đó có thể khiến việc vượt qua mọi thứ một mình trở nên khó khăn hơn với chúng" - Scheid nói thêm. "Và khi những đứa trẻ báo cáo về việc bị ngược đãi nhưng lại không cảm thấy được hỗ trợ về sự an toàn cũng như hạnh phúc của chúng, thì điều đó càng gây khó khăn hơn cho chúng để đối phó với những chấn thương sau này."
Bởi vì bị cha mẹ ngược đãi và bạo hành, Sherfield cảm thấy mình bị cô lập.
"Tôi thấy em trai và em gái tôi đăng (trên mạng xã hội) về việc mẹ tôi tuyệt vời như thế nào, và mẹ luôn ở bên cạnh họ như thế nào" - cô nói. "Tất cả họ đều có mối quan hệ bền chặt với mẹ tôi. ... Điều đó khiến tôi bất bình, thành thật mà nói."
Ari Sherfield
Cô đã dùng Tiktok để chia sẻ sự hiểu biết về việc lạm dụng trẻ em và bạo hành mà cô đã phải chịu đựng
Đứa con cả có nguy cơ phải trải nghiệm hiện tượng này cao hơn.
Mặc dù nó được gọi là "hiện tượng Cinderella", thuật ngữ này không chỉ mô tả mối quan hệ mẹ con. Scheid nói rằng thuật ngữ này cũng bao gồm cả việc cha mẹ ruột bạo hành.
"Nó (tức thuật ngữ “Hiện tượng Cinderella”) được sử dụng khá rộng rãi một phần vì trải nghiệm của Cinderella, với tư cách là một nhân vật khai thác tốt rất nhiều khía cạnh được phản ánh trong trải nghiệm cá nhân của mọi người. ... Một số người sử dụng nó như một cách để phản ánh trải nghiệm của họ về cảm giác bị tách biệt, không được chăm sóc, không được đánh giá cao."
Jessica Rosacker nói rằng cha cô đã bỏ rơi cô trong trường hợp của mình, bắt đầu từ khi cô mới 2 tuổi. Anh ta bắt đầu lo lắng về những thứ vô căn cứ như cô không phải là con gái ruột của anh ta, và kết quả là anh ta bắt đầu hành hạ cô. Rosacker nói rằng việc đó trở nên nghiêm trọng hơn khi cô ấy lớn hơn.
Tuy nhiên, những người em của cô lại ngoại lệ: Là đứa con lớn nhất, Rosacker, hiện 20 tuổi, phải chịu đựng một mình và che giấu sự bất công đó với anh chị em của mình.
Scheid nói rằng không có gì lạ khi đứa con lớn nhất phải trải qua những hành vi bạo hành.
"Đôi khi theo thời gian và sau khi có thêm con, những cha mẹ có xu hướng bạo hành bắt đầu thay đổi bởi họ tích lỹ được thêm kinh nghiệm trong việc xây dựng mối quan hệ với con cái" - Scheid giải thích. "Và thật không may, những đứa trẻ lớn hơn thường bị đặt vào một vị trí đặc biệt vì là con đầu, thể nên cha mẹ của chúng có thể đặt kỳ vọng vào chúng nhiều hơn, điều này cũng có thể là một yếu tố góp phần vào sự bạo hành đó."
Jessica Rosacker
Cần cả đời để có thể vượt qua dư chấn của sự lạm dụng này.
Tình trạng ngược đãi và lạm dụng trẻ em đang diễn ra khá phổ biến, ảnh hưởng đến hơn 7,9 triệu trẻ em tính đến năm 2019.
Theo CDC, trẻ em khuyết tật có nguy cơ bị lạm dụng và bỏ rơi cao hơn. Và một đứa trẻ là hiện thân của "sự khơi gợi về những thứ có thât" mà ai đó đã để lại trong quá khứ của cha mẹ chúng, những đứa trẻ này có thể là mục tiêu, Scheid nói.
Việc khuyến khích nạn nhân tìm kiếm sự giúp đỡ là rất cần thiết và quan trọng. Theo báo cáo năm 2019, chỉ 60% trẻ em nhận được các dịch vụ phòng ngừa và bảo vệ sau đó. Nhưng Scheid nói rằng việc được chăm sóc khi thông báo về chấn thương là đặc biệt quan trọng, vì những trẻ này có nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần cao hơn bao gồm PTSD, trầm cảm, lo lắng và tự tử.
Đối với Sherfield, phải mất nhiều năm để cô có thể vượt qua hậu quả của sự lạm dụng và nỗi lo lắng xuất hiện sau khi trải qua nó.
"Cách mà những người được cho là yêu bạn đối xử với bạn sẽ ảnh hưởng đến các mối quan hệ của bạn. Tôi đã phải học học cách triệt tiêu tất cả những hành vi độc hại mà tôi đã thể hiện trong quá trình lớn lên. Tôi phải học cách điều chỉnh cơn giận của mình một cách chính xác, học cách giao tiếp thay vì im lặng, và việc không muốn nói ra các vấn đề của mình vì sợ bị la mắng bởi chính cảm giác của mình" - cô nói.
Và trong khi Rosacker vẫn đang phải đương đầu với PTSD, cô ấy nói rằng cô ấy đã làm mọi thứ để “phá vỡ vòng lặp” đối với chính những đứa con của mình.
"Giờ tôi đã có hai đứa con của riêng mình, và chúng đang sống trong giấc mơ mà tôi mong ước thời thơ ấu" - cô nói. "Chúng là những đứa trẻ hạnh phúc nhất, được ăn no, được sạch sẽ, được yêu thương và có một ngôi nhà an toàn, hạnh phúc. Tôi đã tự hứa với bản thân là sẽ không bao giờ để bọn trẻ sống lại tuổi thơ mà tôi từng sống. Và tôi đã giữ được lời hứa của mình”.
Jessica, 20 tuổi và hai đứa con của cô
Theo Usatoday
Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn
Từ chiều tối 22 đến 23/11, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên và Khánh Hòa có mưa, mưa...
Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình
Không ít bà vợ cảm thấy lo lắng và bất an khi chồng ngày một sa sút, thậm chí không...
Vì sao con người lùn đi khi về già?
Giảm chiều cao là một đặc trưng điển hình của việc con người già đi. Bắt đầu từ sau tuổi...
Đàn ông cũng cần được khóc
Nhiều nam giới trao đổi rằng họ không được ai dạy về cách thế hiện tình cảm yêu thương thế...