Bà bầu trong thời gian thai kỳ do có sự biến đổi khác biệt diễn ra bên trong cơ thể nên thường gặp nhiều vấn đề khó chịu. Trong đó chứng tiểu buốt khi mang thai là tình trạng mà các bà bầu hay gặp phải.

Rất nhiều bà bầu cảm thấy lo lắng và than phiền rằng trước đây mình không hề bị chứng tiểu buốt, tiểu rắt nhưng từ khi mang bầu, nhất là ở ba tháng đầu thì thường đi tiểu rất nhiều lần, đến nỗi mất ngủ mệt mỏi, khó chịu.

Bà bầu thường hay gặp phải chứng tiểu buốt, tiểu rắt. Ảnh minh họa: Internet

Vậy vấn đề này có gây ảnh hưởng gì đến thai nhi hay không, làm thế nào để điều trị một cách hiệu quả mà vẫn đảm bảo an toàn cho thai nhi? Bài viết dưới đây sẽ mang đến những thông tin hữu ích về chứng tiểu buốt khi mang thai và một số biện pháp khắc phục.

1. Nguyên nhân gây tiểu buốt khi mang thai

Trước khi tìm kiếm cách chữa trị chứng tiểu buốt khi mang thai, bà bầu cần phải có những hiểu biết nhất định về nguyên nhân cũng như các triệu chứng của tình trạng này. Thông thường chứng tiểu buốt khi mang thai đến từ các nguyên nhân chủ yếu như sau:

Nguyên nhân không do bệnh lý

Khi mang thai, tử cung của thai phụ ngày càng lớn, tác động lên bàng quang, khiến không gian của bàng quang bị thu hẹp và bị áp lực gây ra chứng tiểu nhiều, tiểu buốt khi mang thai.

Bên cạnh đó, do nội tiết tố trong cơ thể bà bầu đào thải thường xuyên tạo nên nhu cầu đi vệ sinh lớn. Ngoài ra, thân nhiệt của phụ nữ mang thai tăng cao hơn trước khiến tình trạng tiểu buốt diễn ra và nhu cầu đi vệ sinh nhiều hơn bình thường.

Nguyên nhân bệnh lý

Ngoài các nguyên nhân kể trên thì chứng tiểu buốt khi mang thai còn xuất phát từ một số bệnh lý thường gặp như:

Nhiễm trùng đường tiết niệu: Đây được xem là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến bà bầu bị tiểu buốt, tiểu rắt. Theo thống kê có hơn 60% phụ nữ mang thai bị tiểu buốt do nguyên nhân này.

Nhiễm trùng đường tiết niệu hay còn gọi là nhiễm trùng đường tiểu, do vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu qua niệu đạo, gây ra tình trạng viêm nhiễm và chứng tiểu bướt. Nếu không được thăm khám, chữa trị kịp thời, thai phụ dễ mắc các bệnh như viêm niệu đạo, viêm bàng quang, viêm thận,...

Tiểu buốt khi mang thai do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Ảnh minh họa: Internet

Các bệnh qua đường tình dục: Những bệnh lây qua đường tình dục như vi khuẩn lậu, herpes sinh dục là nguyên nhân gây ra hiện tượng tiểu buốt khi mang thai. Ngoài ra, các triệu chứng mụn rộp sinh dục cũng làm xuất hiện chứng tiểu buốt, bỏng rát khó chịu.

2. Những triệu chứng tiểu buốt khi mang thai

Dưới đây là những triệu chứng tiểu buốt khi mang thai, bà bầu cần lưu ý để giúp ích cho việc điều trị được hiệu quả và nhanh chóng:

- Đi tiểu nhiều lần trong ngày.

- Khi đi tiểu, bà bầu thường có cảm giác lạnh, đau buốt ở bộ phận sinh lý.

- Mỗi lần đi tiểu, lượng nước tiểu rất ít.

- Nước tiểu có mùi.

- Nước tiểu có chứa mủ, bị vẩn đục, thậm chí xuất hiện máu.

- Bị sốt nhẹ.

Tiểu rắt, tiểu buốt khi mang thai khiến bà bầu mất ngủ, mệt mỏi. Ảnh minh họa: Internet

3. Bà bầu bị tiểu buốt khi mang thai có nguy hiểm không?

Trong quá trình mang thai, bà bầu mắc chứng tiểu buốt được xem là hiện tượng sinh lý bình thường. Nhưng nếu không được chữa trị kịp thời, đặc biệt là chứng tiểu buốt xuất phát từ các nguyên nhân bệnh lý là rất nguy hiểm.

Tình trạng tiểu buốt về lâu dài dễ khiến bộ phận bài tiết bị viêm nhiễm, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ở các bộ phận khác của cơ thể. Nó không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của bà bầu mà còn gây nguy hiểm đến thai nhi trong bụng.

Bà bầu cần thăm khám, chẩn đoán và điều trị sớm chứng tiểu buốt. Ảnh minh họa: Internet

4. Những cách điều trị tiểu buốt khi mang thai

Để chữa trị chứng tiểu buốt, bà bầu cần đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán và điều trị hợp lý. Với những người bị tiểu buốt khi mới mang thai thì phương pháp điều trị nội khoa là tốt hơn cả. Còn với tình trạng bệnh đến từ các nguyên nhân bệnh lý thì càng cần phải được phát hiện kịp thời để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.

Dưới đây là một số cách chữa tiểu buốt khi mang thai:

Điều chỉnh tư thế khi đi tiểu: Chú ý nghiêng người về phía trước để bàng quang có độ dốc và nước tiểu được đào thải ra ngoài một cách dễ dàng hơn.

Uống đủ nước: Bà bầu cần bổ sung đủ nước cho cơ thể, từ 2 đến 3l nước mỗi ngày. Nhất là nước lọc đóng vai trò quan trọng cho sức khỏe của bà bầu, thanh lọc, giải độc cho cơ thể, giúp cho lượng nước ối trong bào thai được ổn định và thai nhi phát triển tốt.

Vì vậy không bao giờ được nhịn uống vì sợ đi tiểu nhiều. Ngoài ra, bà bầu cần phân chia các loại đồ uống để uống đều trong suốt cẩ ngày, chú ý giảm lượng nước khoảng vài tiếng trước lúc đi ngủ.

Uống đủ nước, nhất là nước lọc giúp cơ thể thanh lọc, giải độc và giảm thiểu chứng tiểu buốt khó chịu. Ảnh minh họa: Internet

Ăn nhiều thực phẩm nhiều chất xơ: Để phòng tránh chứng tiểu buốt khi mang thai và cung cấp đủ chất xơ, vitamin cần thiết cho thai nhi phát triển, bạn cần ăn nhiều trái cây, rau xanh, các thực phẩm giàu chất xơ khác. Đồng thời hạn chế những đồ ăn, cay nóng, nhiều dầu mỡ.

Tránh sử dụng các loại đồ uống có cồn, trà, cà phê, thuốc lá: Vì các loại đồ uống này có khả năng giữ nước trong thận khiến thận làm việc nhiều hơn và gây ra chứng tiểu buốt, tiểu rắt.

Không tự ý sử dụng thuốc chữa khi có các dấu hiệu bệnh: Bà bầu bị tiểu buốt cần phải tuân theo lịch thăm khám và điều trị của các bác sĩ để có kết quả tốt và an toàn.

Giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ: Việc này sẽ giúp bà bầu tránh tình trạng viêm nhiễm, khó chịu.

Mặc trang phục thoải mái, thoáng mát: Tránh những bộ đồ bó sát, chật chội, nhất là đồ lót cần thông thoáng, thấm mồ hôi và được giặt giũ sạch sẽ.

Ngoài những cách chữa trị tiểu buốt như trên, bà bầu cần có chế độ tập luyện thể dục nhẹ nhàng, giữ tinh thần thoải mái, tráng căng thẳng, lo lắng.

5. Một số mẹo dân gian để chữa hiện tượng tiểu buốt khi mang thai

Phụ nữ mang thai thường phải hạn chế đến mức tối thiểu việc dùng thuốc kháng sinh bởi lo ngại những biến chứng có thể gây ra cho mẹ và bé. Vì vậy, khi mắc chứng tiểu buốt khi mang thai, thì việc chữa trị bằng các phương pháp dân gian được ưa chuộng. Dưới đây là một số mẹo dân gian an toàn và hiệu quả bà bầu có thể áp dụng.

Chữa tiểu buốt bằng bí xanh

Bí xanh là một trong những bài thuốc dân gian được bà bầu sử dụng để chữa chứng tiểu buốt. Bí xanh có tác dụng lợi tiểu, điều chỉnh sự co giãn cho bàng quang. Bạn có thể dụng nước bí xanh nguyên chất để uống hay ăn bí xanh luộc thường xuyên.

Chữa tiểu buốt khi mang thai bằng bí xanh. Ảnh minh họa: Internet

Chữa tiểu buốt bằng củ sắn dây

Sắn dây có tính thanh nhiệt, dưỡng khí cho cơ thể. Đặc biệt, khi mang thai cơ thể bà bầu thường hay bị nóng, nên củ sắn dây sẽ có tác dụng điều hòa khí huyết cho cả mẹ và thai nhi. Từ đó cân bằng khu bài tiết, khiến việc đi tiểu đều đặn hơn. Bà bầu có thể hòa bột sắn dây để uống để trị tiếu buốt trong thai kỳ.

Uống bột sắn dây cũng là một trong những cách trị tiểu buốt hiệu quả. Ảnh minh họa: Internet

Chữa tiểu buốt với mồng tơi

Rau mồng tơi cũng là bài thuốc dân gian trị tiểu rắt an toàn và hiệu quả. Dùng rau mồng tơi rửa sạch, đun kỹ rồi lọc lấy nước, sau đó pha với nước sôi để nguội và uống hàng ngày như uống trà.

Chữa tiểu buốt với rau mồng tơi. Ảnh minh họa: Internet

Chữa tiểu buốt với phượng vĩ thảo

Phượng vĩ thảo còn có tên là cỏ phượng vĩ, tính lạnh, vị ngọt, hơi đắng, có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết. Đây là loại thảo dược chữa nhiều bệnh như kiết lị, táo bón, tiểu buốt,... do hiện tượng nóng trong cơ thể.

Bà bầu mắc chứng tiểu buốt khi mang thai dùng 20-30g cỏ phượng vĩ nấu với 500ml nước vo gạo sắc đến khi còn khoảng 200ml nước thì đem ra uống.

Phượng vĩ thảo dùng trị chứng tiểu buốt khi mang thai. Ảnh minh họa: Internet

Trên đây là một số thông tin bà bầu cần biết về chứng tiểu buốt khi mang thai cũng như một số bài thuốc dân gian tiện lợi, an toàn để điều trị chứng bệnh khó chịu này.

Tuy nhiên với những trường hợp tiểu buốt do bệnh lý, bà bầu cần theo sự hướng dẫn và chữa trị của các bác sĩ để điều trị dứt điểm và hiệu quả.