Phụ Nữ Sức Khỏe

Cách trị đau đầu khi mang thai tại nhà hiệu quả, mẹ bầu không nên bỏ qua

Đau đầu khi mang thai là một chứng bệnh nhiều mẹ bầu mắc phải ít nhiều gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và con, thậm chí rất nguy hiểm.

Trong suốt chặng đường mang thai, có nhiều nguyên nhân gây ra chứng đau đầu khi mang thai ở nhiều bà mẹ đặc biệt là giai đoạn đầu và giai đoạn cuối của thai kỳ. Nếu để tình trạng này kéo dài không chỉ khiến cho mẹ khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của sản phụ và thai nhi. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân và cách trị đau đầu khi mang thai qua bài viết dưới đây.

1. Nguyên nhân gây đau đầu khi mang thai

Có khoảng 80% bà bầu bị đau đầu khi mang thai và khoảng 58% rơi vào giai đoạn 3 tháng đầu. Tình trạng đau đầu khi mang thai xuất hiện ở nhiều sản phụ có thể do một số nguyên nhân dưới đây.

Do sự thay đổi về hormone

Đây chính là nguyên nhân lớn nhất gây ra chứng đau đầu ở bà bầu bởi khi mang thai, đặc biệt là giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất, cơ thể người mẹ có nhiều biến đổi mạnh mẹ bởi sự hình thành và phát triển của thai nhi. Điều này có nghĩa là nồng độ hormone trong cơ thể mẹ có sự thay đổi gây ra hiện tượng căng cơ và thay đổi ngoại hình,...kéo theo các cơn đau đầu. Biểu hiện cơn đau đầu có thể là đau nhói ở đầu, đau nửa đầu và kèm theo hiện tượng buồn nôn, ói mửa.

dau dau khi mang thai 1
Có khoảng 80% bà bầu bị đau đầu khi mang thai - Ảnh minh họa: Internet

Do thai nhi tăng cân nhanh chóng

Tình trạng đau đầu khi mang thai sẽ giảm khi bước sang giai đoạn giữa thai kỳ nhưng khi đến cuối thai kỳ, hiện tượng đau đầu rất dễ xuất hiện trở lại.

Nguyên nhân là cả mẹ và thai nhi tăng cân nhanh chóng làm cho quá trình lưu thông máu bị ảnh hưởng. Điều này gây nên hiện tượng thiếu máu lên não và kết quả là mẹ cảm thấy đau đầu.

Do bệnh lý

Nếu cơ thể người mẹ trong khi mang thai có mắc một số bệnh như viêm xoang, cảm cúm, nghẹt mũi, trầm cảm... cũng có thể là nguyên nhân gây ra các cơn đau đầu. Tuy nhiên những cơn đau đầu này chỉ xuất hiện trong khoảng thời gian ngắn và cùng lúc với các triệu chứng bệnh.

Do thói quen sinh hoạt 

Nhiều mẹ bầu mặc dù mang thai nhưng lại thiếu kiến thức chăm sóc sức khỏe của sản phụ, thói quen ăn uống không đúng giờ, bỏ bữa, uống ít nước, thức khuya,... cũng có thể gây ra hiện tượng đau đầu. Nếu không cải thiện lối sống nghỉ ngơi và khoa học, để tình trạng trên kéo dài thì rất nguy hiểm cho sức khỏe của cả mẹ lẫn bé.

dau dau khi mang thai 2
Thói quen sinh hoạt có thể là nguyên nhân gây chứng đau đầu khi mang thai - Ảnh minh họa: Internet

Do môi trường sống

Nếu người mẹ sống và làm việc trong môi trường ồn ào, căng thẳng, mệt  mỏi, mất ngủ cũng là những nguyên nhân gây ra các cơn đau đầu ở mẹ. 

2. Dấu hiệu cảnh báo mẹ bị đau đầu khi mang thai

Nếu mẹ chỉ bị đau đầu mà không kèm theo các triệu chứng khác thì cũng đừng nên lơ là chủ quan vì có thể đó là một dấu hiệu của bệnh tiền sản giật rất nguy hiểm, đặc biệt nếu mẹ mắc chứng đau đầu ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ.

Nếu mẹ bị đau đầu kèm theo một số triệu chứng khác như buồn nôn và nôn, giảm thị lực và trí nhớ,... Một số mẹ khác có thể kèm dấu hiệu khác như có sự bất thường về màu sắc của nước tiểu, bất thường ở gan thận,... thì hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ vì tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe sản phụ và em bé.

dau dau khi mang thai 3
Mẹ bầu không nên chủ quan với các cơn đau đầu - Ảnh minh họa: Internet

Một số dấu hiệu đau đầu có thể nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và con mà mẹ cần phải đi khám ngay:

  • Cơn đau đầu kéo dài trên 4h
  • Đau đầu dữ dội ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 và 3
  • Chứng đau đầu kèm theo cứng cổ, sốt, rối loạn thị giác, ngủ li bì, nói sảng, tê buốt ở một số bộ phận, thay đổi cảm giác.
  • Đau đầu sau khi không may bị chấn thương 
  • Cảm thấy đau đầu sau khi nhìn vào màn hình máy tính hoặc đọc sách, điện thoại.

3. Cách trị đau đầu khi mang thai

Thông thường, chứng đau đầu có thể tự khỏi sau khi mẹ sinh xong, mẹ không cần phải lo lắng quá nhiều. Tuy nhiên nhiều mẹ cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến công việc hoặc mất ngủ thì có thể sử dụng một số mẹo an toàn để cải thiện chứng đau đầu. Vậy bà bầu nên làm gì khi bị đau đầu? Hãy tham khảo một số cách dưới đây vì có thể chúng sẽ mang lại hữu ích cho bạn.

Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ trong bữa ăn hàng ngày có công dụng cải thiện chứng đau đầu cho mẹ. Nếu bình thường mẹ chỉ ăn ngày 3 bữa thì hãy chia ra thành các bữa nhỏ, ăn nhiều lần trong ngày. Bằng cách này, sản phụ liên tục được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể và tránh được hạ đường huyết gây ra các cơn đau  đầu.

Mỗi ngày, mẹ nên uống nhiều nước, có thể uống nước lọc hoặc nước ép từ trái cây tươi như cam, bưởi,...đều rất tốt. Tránh uống các loại nước ngọt hóa học, nước có gas, đồ ăn và đồ uống chế biến sẵn vì những thực phẩm này không chỉ gây đau đầu mà còn có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

dau dau khi mang thai 4
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ trong bữa ăn hàng ngày có công dụng cải thiện chứng đau đầu cho mẹ - Ảnh minh họa: Internet

Thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý

Khi mang thai, người mẹ không thể sống và làm việc nhiều và buông thả như khi còn độc thân. Bởi vậy mẹ cần phải dành nhiều thời gian cho việc thư giãn nghỉ ngơi để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Bà bầu nên đi ngủ đúng giờ, thư giãn đầu óc bằng việc nghe nhạc hoặc massage giúp tinh thần sảng khoái, dễ chịu, tránh và giảm chứng đau đầu hiệu quả.

Tập thể dục nhẹ nhàng

Bà bầu nên tìm hiểu các bài tập nhẹ nhàng dành cho bà bầu trong suốt thời kỳ mang thai. Bởi điều này không những mang lại nhiều lợi ích bất ngờ cho sức khỏe của sản phụ và thai nhi mà còn giúp phòng tránh và giảm đau đầu rất tuyệt vời. Mẹ có thể tập bài tập thể dục nhẹ nhàng, phù hợp như đi bộ, thiền hoặc yoga,...

Thường xuyên massage vùng đầu và vai gáy hoặc gan bàn chân khi bị chứng đau đầu hạnh hạ và kể cả khi bạn không bị đau đầu đều rất tốt trong việc giúp lưu thông máu từ đó ngăn ngừa và giảm tình trạng đau đầu khi mang thai.

dau dau khi mang thai 5
Mẹ bầu có thể tập bài tập thể dục nhẹ nhàng, phù hợp như đi bộ, thiền hoặc yoga,... để cải thiện chứng đau đầu - Ảnh minh họa: Internet

Ngủ đủ giấc

Bà bầu nên đi ngủ khoảng 7-10 tiếng/ngày để đảm bảo cho sức khỏe, nếu bị đau đầu thì mẹ càng phải ngủ nhiều hơn để cải thiện tình trạng này. Mẹ không nên ngủ quá lâu vào buổi trưa, chỉ ngủ khoảng 30 phút đến 1 tiếng vì nếu ngủ nhiều sẽ khiến cho buổi chiều trở nên mệt mỏi và rất dễ bị mất ngủ vào buổi tối.

Đắp khăn mát

Để nhanh chóng cắt cơn đau đầu, bà bầu có thể dùng khăn mát để đắp khi nghỉ ngơi hoặc ngủ.

Tắm nước ấm

Một trong những cách giảm đau đầu ở mẹ bầu hiệu quả là tắm nước ấm. Tuy nhiên mẹ không nên tắm nước quá nóng và quá lâu.

dau dau khi mang thai 6
Một trong những cách giảm đau đầu ở mẹ bầu hiệu quả là tắm nước ấm - Ảnh minh họa: Internet

4. Những lưu ý khi bị đau đầu ở bà bầu

Thông thường, nếu chứng đau đầu do nguyên nhân thay đổi hormone trong cơ thể thì mẹ không nên quá lo lắng. Hãy thử một số cách như hướng dẫn ở trên để cải thiện tình hình.

Khi thấy xuất hiện cơn đau đầu trong quá trình mang thai mẹ tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, nếu đã thực hiện mọi biện pháp nhưng không cải thiện và thuyên giảm thì hãy đi khám ngay vì đó có thể là một dấu hiệu của bệnh nguy hiểm nào đó.

Trên đây là một số điều mẹ bầu cần nắm rõ nếu bị đau đầu khi mang thai để biết cách đối phó với tình trạng này! Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!

Bảo Nhàn

Tin liên quan

Dấu hiệu sắp có kinh nguyệt ở những giai đoạn quan trọng trong cuộc đời người phụ nữ

Chu kỳ kinh nguyệt là một tập hợp của những thay đổi định kỳ và tự nhiên xảy ra trong...

Những bài tập thể dục cho bà bầu theo từng giai đoạn mang thai

Lựa chọn những bài tập thể dục cho bà bầu thích hợp là điều vô cùng quan trọng. Trong thời...

Suy dinh dưỡng bào thai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chăm sóc

Suy dinh dưỡng bào thai là một bệnh lý đáng lo ngại vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự...

Bổ sung sắt cho bà bầu như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất?

Trong quá trình hình thành hồng cầu và cấu tạo nên enzym hệ miễn dịch thì sắt đóng một vai...

Bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ nên ăn gì cho con khỏe, mẹ dễ sinh?

Ba tháng cuối thai kỳ là lúc mẹ bầu cần tăng cường dinh dưỡng để chuẩn bị cho cuộc vượt...

Hướng dẫn chị em phân biệt cơn gò tử cung sinh lý và cơn gò chuyển dạ

Cơn gò tử cung là hiện tượng mà hầu như bà bầu nào cũng trải qua trong thai kỳ. Với...

Thai phụ ăn gì vào con không vào mẹ: Vấn đề nhức nhối đã có lời giải

Khi mang thai, mẹ thường vì con nên phải ăn nhiều hơn bình thường rất nhiều. Nhưng không phải bà...

Tin mới nhất

Làm “chuyện ấy” có thể gây tử vong? Bác sĩ nhắc nhở đặc biệt đối với 6 kiểu người này

8 giờ trước

Trao thân cho người không xứng đáng, tôi bị tình già bỏ rơi không thương tiếc

18 giờ trước

Sau lần đầu ra mắt nhà bạn trai, tôi rơi vào tình trạng chới với vì những lần nhờ vả...

18 giờ trước

Vợ mới đẻ chồng đã 'tòm tem' không về nhà, phút mốt tôi khiến anh mất tất cả

18 giờ trước

'Tiểu tam' vác bụng bầu đến nhà chồng ăn vạ, tôi cho cô ta xem 1 thứ đã sợ hãi...

18 giờ trước

Rước nhân tình về rồi đuổi vợ 'không biết đẻ' ra khỏi nhà, gã chồng bội bạc nhận cái kết...

18 giờ trước

Vì sao đàn ông luôn say mê phụ nữ đã có chồng: 9 lý do ai nghe cũng phải gật...

18 giờ trước

3 cách hàn gắn hôn nhân đổ vỡ giúp tình cảm vợ chồng bền vững, tốt đẹp hơn xưa

19 giờ trước

25 năm chung sống, bất ngờ phát hiện chồng ngoại tình 17 năm qua

19 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình