Nhà báo Hồ Minh Chiến tặng hoa cho các chuyên gia

 

11:07

Nhà báo Hồ Minh Chiến: Tọa đàm hôm nay đã cung cấp thông tin, kỹ năng về công tác phòng chống dịch sau Covid-19, chúng tôi đã mời các chuyên gia có lĩnh vực tim mạch cung cấp cho bạn đọc kiến thức, kỹ năng, thực hành hiệu quả.

Chúng tôi cho rằng những thông tin kiến thức từ buổi giao lưu ngày hôm nay rất quý giá để bạn đọc có thể chắt lọc, ứng dụng vào việc phòng, chống cũng như kịp thời xử lý các tình huống có thể xảy ra, giúp cho bản thân, gia đình và cộng đồng vững tin hơn, chủ động hơn, tránh được điều đáng tiếc có thể xảy ra.

11:05

Bác sĩ Trần Quang Đạt: Một trong những bệnh lý gặp phải hậu Covid là tim mạch, thần kinh, tâm thần. Chúng ta dù bị hay chưa bị vẫn nên yên tâm. Tôi khẳng định cách đây gần 3 năm, bệnh cúm mùa nếu biết cách chữa trị, nó sẽ qua đi.

11:00

Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Thủy: Tôi mong muốn và hy vọng qua buổi tọa đàm, chúng ta nên giữ tinh thần lạc quan, không cần lo lắng cũng không quá chủ quan. Bên cạnh đó khi có dấu hiệu của hậu Covid-19 cần đi thăm khám, tuân thủ theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ.

10:55

Dong riềng đỏ có tác dụng rất tốt đối với người bị bệnh tim mạch giúp giảm đau thắt ngực, mệt mỏi, khó thở, giảm cholesterol, giảm mỡ máu, xơ vữa mạch vành tốt hơn. Giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim, suy tim, ổn định nhịp tim mà lại có tác dụng an thần rất tốt. Vậy những người có triệu chứng hậu Covid-19 như đau thắt ngực, hồi hộp nhịp tim nhanh có sử dụng được sản phẩm có chứa thành phần dong riềng đỏ không và nên sử dụng như thế nào?

Bác sĩ Trần Quang Đạt: Dùng được, trong thành phần dong riềng đỏ có chứa glycozid trợ tim và coumarin chống đông máu,Trên thế giới hiếm cây thuốc nào dành cho bệnh tim mà lại tích hợp được 7 tác dụng trong 1 cây thuốc như cây dong riềng đỏ. Vì nó vừa hỗ trợ chữa suy tim; vừa hạ huyết áp; điều hoà nhịp tim; vừa giãn vi mạch tăng tưới máu cơ tim; giảm đau ngực nhanh như thuốc tây; vừa làm sạch lòng mạch vành; vừa an thần mà lại cực kỳ an toàn.

10:50

Thưa BS Đạt, hiện nay nhiều người có xu hướng sử dụng các sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên để hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch. Là chuyên gia Đông y, quan điểm của BS về vấn đề này như thế nào?

Bác sĩ Trần Quang Đạt: Tôi cho rằng đúng. Nếu như vấn đề về tim mạch vẫn lấy Tây Y là gốc, dùng thuốc theo chỉ dẫn của chuyên gia, không thuốc trôi nổi theo mách bảo.

Mặc dù Tây Y luôn là nền tảng trong điều trị các bệnh tim mạch nói chung nhưng việc chữa bệnh mạch vành bằng Đông Y cho đến nay vẫn được nhiều người áp dụng và thu được hiệu quả nhất định.

Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu được tiến hành để chứng minh những lợi ích to lớn trong chữa trị bệnh mạch vành mà các cây thuốc mang lại. Theo đó, khi sử dụng thuốc Đông Y cùng với giải pháp Tây Y, người bệnh sẽ nhận được nhiều lợi ích như:

- Giảm đau thắt ngực, mệt mỏi, khó thở, giảm cholesterol, giảm mỡ máu, xơ vữa mạch vành tốt hơn.

- Giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim, suy tim

- Cải thiện chất lượng cuộc sống và tuổi thọ.

Khi kết hợp Đông Y và Tây Y trong điều trị mạch vành cho hiệu quả khả quan hơn so với việc sử dụng riêng biệt, đồng thời còn hạn chế được một số tác dụng phụ của thuốc Tây Y.

10:45

Thưa BS Trần Quang Đạt, được biết khi virus SARS-CoV-2 xâm nhập cơ thể sẽ làm tăng những cục máu đông trong người, làm tổn thương trực tiếp tim, tổn thương các mạch máu, do đó làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim. Theo bác sĩ, với bệnh nhân tim mạch mắc Covid-19 ưu tiên hàng đầu trong điều trị là gì, liệu đó có phải là làm giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu?

Bác sĩ Trần Quang Đạt: Các bệnh lý tim mạch phải có cục máu dông do tế bào chết giữa cơ thể chúng ta đáu tranh vi trùng, tế bào lởn vởn trong tim mạch kết hợp với nhau.
Khi virus SARS-CoV-2 sẽ làm tăng những cục máu đông trong người, làm tổn thương trực tiếp tim, tổn thương các mạch máu, do đó làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim. Vì vậy việc giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu đối với bệnh nhân tim mạch là ưu tiên hàng đầu đối với bệnh nhân mắc tim mạch nhiễm covid -19.
Tiêm vaccine gây viêm cơ tim nhưng tỉ lệ rất nhỏ. Khi bị hậu covid, cơ tim bị hẹp, cục máu đông nhiều hơn.

10:37

Nhà báo Hồ Minh Chiến: Từ góc độ của truyền thông, trong các đợt covid-19 vừa qua bên cạnh các lực lượng chủ lực như y tế, công an, quân đội, các cơ quan chức năng thì vai trò của cơ quan truyền thông vô cùng quan trọng và mang lại nhiều thành quả tốt trong công tác phòng chống dịch, cung cấp thông tin, kỹ năng cho người dân về phòng chống covid.
Báo chí và truyền thông thời gian vừa qua có nhiều thành tựu với nhiều thông tin tốt, ngay cả mạng xã hội, các cơ quan báo chí chính thống đóng vai trò chủ lực trong cung cấp thông tin giúp người dân có thông tin nhanh, giúp cơ quan chứng năng trong việc điều hành, vận hành hệ thống và ra các quyết sách đúng đắn, kịp thời.
Báo chí cũng đã làm tốt vai trò định hướng thông tin, đấu tranh với những thông tin sai lệch, xuyên tạc, gây hoang mang dư luận, những thông tin làm cản trở trong công tác phòng chống dịch, thậm chí thông tin sai để trục lợi.

Báo chí và các phương tiện truyền thông đã kịp thời phản ánh, biểu dương ghi nhận khuyến khích lực lượng phòng chống dịch, đặc biệt là đội ngũ những người làm trong ngành y. Họ (những y bác sĩ nơi tuyến đầu - PV) đã dũng cảm vào nơi tâm dịch, đối mặt với hiểm nguy để chăm lo, điều trị và giúp đỡ người dân phòng chống dịch.
Bên cạnh những cái làm được, truyền thông cũng còn những hạn chế như bị động trong thông tin, thông tin chậm, đặc biệt tình trạng nhiễu loạn, nhiễm độc thông tin gây hoang mang, khiến người dân, người bệnh không chỉ thêm lo lắng mà còn bị tổn hại về tinh thần, vật chất, thậm chí có những dòng thông tin với mục đích trục lợi.
Với chức năng là cơ quan truyền thông chính thống, chúng tôi sẽ nỗ lực nhiều hơn nữa trong vai trò, nhiệm vụ và sứ mệnh của mình, đem đến cho bạn đọc nhiều hơn những dòng thông tin hữu ích. Chủ động bám sát tôn chỉ mục đích, định hướng cung cấp kiến thức, kỹ năng, cùng các chuyên gia có chuyên môn cao, những nhà quản lý có trách nhiệm, giúp bạn đọc và người dân có phương án phòng tránh hữu hiệu, vượt qua đại dịch bình an, hạnh phúc.

10:30

Được biết người mắc bệnh tim mạch có nguy cơ tiến triển bệnh nặng hơn khi mắc Covid-19 điều này có đúng không thưa bác sĩ và người bệnh tim mạch cần đặc biệt chú trọng điều gì khi không may nhiễm dịch?

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Thủy: Nhiều người có tâm lý chủ quan, đến bệnh viện vào giai đoạn muộn. Do đó, khi có triệu chứng đau rát họng, ho,... chúng ta cần test nhanh xem có bị bệnh hay không.
Khi phát hiện bệnh, bệnh nhân tim mạch cần khai báo ngay với y tế địa phương, thông tin cho bác sĩ về sức khỏe để theo dõi tim mạch song song quá trình điều trị covid-19. Tuân thủ theo hướng dẫn của chuyên gia, bác sĩ. Tránh mua thuốc tràn lan, khiến bệnh tim mạch nặng hơn và dẫn đến tử vong do không tuân thủ liệu trình của bác sĩ.
Hậu Covid-19, bệnh nhân cần đi khám tim mạch định kỳ.

10:25

Thưa bác sĩ bị đau thắt ngực, hồi hộp nhịp tim nhanh là triệu chứng của người mắc Covid-19 khi nhiễm chủng nào?

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Thủy: Bất kỳ chủng virus xâm nhập vào cơ thể trải qua 2 giai đoạn.
Do đó hậu covid có thể xảy ra bất kỳ ở chủng nào. Chúng ta lạc quan nhưng không chủ quan.

10:15

Xin hỏi TS. Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Thuỷ khi gặp các triệu chứng về tim mạch hậu Covid-19 người bệnh cần làm gì để giảm thiểu những biến chứng?

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Thủy: Nên đi thăm khám đúng khoa tim mạch để kiểm tra xem có bị di chứng hậu covid hay không. Trên thế giới đã có rất nhiều trường hợp bị hậu covid, có những nghiện cứu chỉ ra rằng 20-30% người bị tức ngực kéo dài,... do đó khi nghi ngờ chúng ta cần đi khám.
Nếu mắc di chứng về tim mạch, người bệnh cần bình tĩnh và tin tưởng vào bác sĩ.
Người bệnh không nên hoang mang, rời vào trạng thái bi quan quá, rồi uống thuốc trên mạng với giá cao. Thuốc chỉ dùng tốt khi dùng đúng bệnh và sẽ ảnh hưởng đến tính mạng nếu dùng sai.
Việc thành công của chữa bệnh có thành công hay không do người bệnh tuân thủ quy tắc chữa bệnh.
Khi cơ thể có triệu chứng khác thường cần liên hệ ngay đến cơ sở ý tế được khám chữa bệnh.
Chúng ta cần có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đầy đủ, đa dạng các loại thực phẩm, chia nhỏ các bữa ăn như sữa, cháo,... ăn nhiều tinh chất tốt cho tim như tôm, cua, các loại hoa quả như chuối, cam. Nên bù đủ dịch cho người bị nhiễm hậu Covid. Nếu không có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ bị suy nhược.
Tập thở vô cùng quan trọng như thở đều, hít sâu và tập luyện hàng ngày, điều độ, tùy theo sức của mình để hệ hô hấp tốt hơn, đặc biệt phải lắng nghe cơ thể của mình để có chế độ phù hợp.

10:15

Bộ Y tế và các chuyên gia vẫn khuyên người dân cần đi khám hậu Covid-19. Vậy theo bác sĩ Trần Quang Đạt bao lâu mới có các triệu chứng và có thể phát hiện các vấn đề tim mạch do Covid-19 để người dân có thể chủ động đi kiểm tra sức khỏe?

Bác sĩ Trần Quang Đạt: Mọi người nên đi khám trước và sau khi mắc covid. Nếu phát hiện có bệnh lý của tim mạch nên tìm cách khắc phục ngay. Rất nhiều người bị covid như cầu thủ bóng đá sau đó vẫn tiếp tục hoặt động được do chưa bị ảnh hưởng của tim mạch.
Sau khi covid có nhiều chứng bệnh, ảnh hưởng đến tâm lý nhiều kéo dài đến 2-3 tháng, sau đó các triệu chứng tức ngực, khó thở,.... Nếu ngoài các thuốc của bệnh viện, chúng ta cần năng cao chế độ dinh dưỡng, tập luyện, tinh thần lạc quan và kêt hợp thêm giải pháp hỗ trợ tim mạch.
Có nhiều thảo dược tác dụng tốt làm cho máu tiêu tan nhanh hơn, làm tiêu tan cục máu đông, bớt các bệnh lý về tim mạch.

10:10

Bao lâu đi kiểm tra lại sức khỏe hậu Covid?

Nếu các trệu chứng kéo dài ít nhất 2 tháng thì chúng ta phải quan tâm và đi khám. Không nhất thiết bị mắc Covid-19 xong là đi khám ngay mà để 1-2 tuần theo dõi sức khỏe rồi đi khám.
Nếu các triệu chứng kéo dài, tồn lưu chúng ta cần kiểm tra sức khỏe
Việc đi khám mang lại nhiều ưu điểm, sẽ được tư vấn để yên tâm và theo dõi các bài tập về tập thở, ăn uống điều độ.

10:05

Nhiều người vẫn kêu tức ngực, thỉnh thoảng nhói đau ngực hậu Covid-19 nên cảm thấy lo âu. Theo Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Thuỷ di chứng về tim mạch hậu Covid-19 có biểu hiện lâm sàng như thế nào và bằng cách nào để khẳng định điều đó?

Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Thủy: Khi hết virus thì cơ thể vẫn còn kháng thể và có di chứng được gọi là hậu Covid. Vậy khi nào thấy khó thở, tim đập nhanh, hồi hộp, triệu chứng sương mù não,... mọi người cần đến trung tâm tim mạch để bác sĩ đánh giá mức độ xem có đúng mắc tim mạch hậu covid hay không?
Bác sĩ sẽ làm công thức máu, làm xét nghiệm chuyên sâu xem ó bị tắc mạch hay không. Với trường hợp nghi ngờ biến chứng nặng sẽ được làm thêm nhiều xét nghiệm chuyên sâu.
Tuy nhiên, không phải ai cũng mắc hậu covid. Chúng ta nên tránh 2 thái cực: Lo lắng quá hoặc chủ quan quá. Chúng ta cần đi khám đúng lúc và đúng thời điểm để bác sĩ đưa ra những lời khuyên chuyên sâu và nắm bắt được sức khỏe.

09:55

Thưa bác sĩ Trần Quang Đạt Đông y thì nói thế nào về các vấn đề tim mạch có thể gặp phải hậu Covid-19?:

Bác sĩ Trần Quang Đạt: Theo Y học hiện đại: tim mạch là quả tim có mạch máu,... với nhiều bệnh trong đó như suy tim, tăng huyết áp,...
Tỷ lệ chết do tim mạch đang đứng đầu các loại bệnh. Chỉ cần thiếu 4-5 phút não bị hoại tử, liệt nửa người.
Tắc nghẽn mạch, đột quỵ do thiếu máu với biểu hiện: đau tức ngực, khó thở, mệt mỏi kéo dài,...
Những bệnh lý sau khi bị Covid-19 có rất nhiều, tùy theo các hệ sẽ có những triệu chứng khác nhau: tim đập nhanh, mệt mỏi, trầm cảm,...
Biện pháp:
- Uống thuốc đúng giờ, đúng liều, theo chỉ định của bác sĩ
- Duy trì cân nặng lý tưởng với chỉ số khối cơ thể
- Kiểm tra huyết áp và đường huyết thường xuyên (nếu có thể).
- Chế độ ăn hợp lý: Giảm ăn mặn, tăng cường rau xanh, hoa quả tươi, hạn chế các thức ăn nhiều chất béo có hại như xúc xích, khoai tây chiên, mỡ động vật
- Tăng cường hoạt động thể lực ở mức thích hợp: tập thể dục, đi bộ hoặc vận động ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30-60 phút mỗi ngày.
- Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh; cần chú ý đến việc thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc gắng sức.
Bên cạnh đó để kiểm soát và phòng ngừa tình trạng bệnh tăng nặng, người bệnh cũng có thể tham khảo sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe có công dụng giúp hoạt huyết, tăng cường lưu thông khí huyết giảm nguy cơ nghẽn mạch vành gây đau thắt ngực do huyết khối.

- Duy trì cân nặng, không thừa cân béo phí, kiểm tra huyết áp thường xuyên. Có chế độ ăn uống hợp lý, tăng cường hoạt động thể lực
Tránh lo âu căng thẳng, điều hòa âm dương cơ thể làm cho sức đề kháng tốt lên. 

09:47

Thưa bác sĩ, những ngày qua ai ai cũng nói đến câu chuyện hậu covid-19 và những nỗi lo về di chứng của đại dịch này. Ở góc độ chuyên gia y tế bác sĩ chia sẻ thế nào về điều này để giúp mọi người hiểu rõ và giải tỏa tâm lý lo âu về hậu Covid-19?

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Thuỷ: Đại dịch covid ảnh hưởng nhiều, để lại nhiều hậu quả tàn dư sau đó. Do đó, cần hiểu rõ hậu Covid, phát hiện và phục hồi hậu covid
Có những triệu chứng về tim mạch điển hình: Đau thắt ngực, hồi hộp, nhịp tim nhanh
Cảm giác mệt và rối loạn nhịp tim, Bệnh nhân có thể bị suy tim, dẫn đến tình trạng ngộp thở khi đang ngủ ban đêm, làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ, thuyên tắc phổi. Nếu không phát hiện kịp thời những biến chứng tim mạch, bệnh nhân có thể bị viêm tim cấp dẫn đến tử vong.
Di chứng hậu tim mạch Covid-19 đang được quan tâm nhất, với di chứng lớn như vim cơ tim, nhồi máu não tuy nhiên không phải bệnh nhân nào cũng để lại di chứng.