Lượng đường trong máu cao và cholesterol cao là hai vấn đề phổ biến, đáng lo ngại và ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. Nhiều người cho rằng để giảm lượng đường trong máu, tốt nhất là tránh xa mọi loại đồ ngọt. Thế nhưng, một nghiên cứu gần đây cho thấy chỉ một thìa nhỏ mật ong mỗi ngày có thể làm giảm lượng đường trong máu và cholesterol hiệu quả. 

 

 

Mật ong là món quà quý của thiên nhiên. (Ảnh minh họa). 

1. Dùng mật ong hằng ngày có thể hỗ trợ giảm lượng đường trong máu

Mật ong được coi là một loại thực phẩm đặc biệt, chứa một số enzyme có thể giúp làm giảm mức đường trong máu, do đó đóng vai trò tích cực trong việc kiểm soát lượng đường trong máu.

Thành phần của mật ong chủ yếu gồm glucose và fructose, hai loại đường là nguồn năng lượng quan trọng cho cơ thể. Mật ong còn chứa một số axit amin, vitamin và khoáng chất cũng có tác dụng tích cực đối với sức khỏe con người.

Không giống như các loại đồ ngọt khác, mật ong có một số enzyme đặc biệt, chẳng hạn như glucose oxidase và glucose transferase, thúc đẩy quá trình chuyển đổi và sử dụng glucose. Glucose oxidase có thể oxy hóa glucose trong mật ong thành thể ketone, từ đó làm giảm nồng độ glucose trong máu. Dù vậy, mật ong chỉ có thể được sử dụng như một chất hỗ trợ để giúp kiểm soát tình trạng này chứ không phải là phương pháp điều trị chính.

Bạn cũng cần chú ý lượng mật ong phù hợp khi tiêu thụ hàng ngày vì dùng quá mức có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao, đặc biệt đối với bệnh nhân tiểu đường. Nên tư vấn ý kiến bác sĩ để biết mức phù hợp tùy tình trạng sức khỏe và bệnh lý của bạn. 

2. Dùng mật ong phù hợp có thể giảm cholesterol

Cholesterol là một chất lipid có mặt rộng rãi trong cơ thể con người, là nền tảng để duy trì sức khỏe tế bào và tổng hợp các hormone quan trọng. Tuy nhiên, khi mức cholesterol vượt quá mức bình thường sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và mạch máu não. Vì vậy, hiểu rõ cách giảm mức cholesterol đã trở thành một trong những vấn đề sức khỏe quan trọng rất được quan tâm.

Được ca ngợi rộng rãi là “vàng của thiên nhiên”, mật ong là một chất ngọt được ong thu thập và biến đổi từ hoa. Nó không chỉ có thể được sử dụng như một chất thay thế đường mà còn rất giàu chất dinh dưỡng với các hợp chất hoạt động khác nhau và có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nghiên cứu trong những năm gần đây đã chỉ ra rằng các hợp chất hoạt động trong mật ong có thể làm giảm mức cholesterol, từ đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và mạch máu não.

Các hợp chất hoạt động trong mật ong chủ yếu bao gồm các loại chất phenolic, chẳng hạn như axit caffeic, axit vanillic và rutin, cũng như nhiều loại nguyên tố vi lượng, chẳng hạn như kali, magiê và kẽm. Các hợp chất và nguyên tố này có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm và kháng khuẩn giúp tăng cường sức khỏe.

Khi nói đến việc giảm cholesterol cụ thể, nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các hợp chất trong mật ong có thể hoạt động theo nhiều con đường khác nhau, giúp ức chế sự tổng hợp cholesterol. Hầu hết cholesterol được gan tổng hợp và các hợp chất trong mật ong có thể ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp cholesterol ở gan, từ đó làm giảm mức cholesterol. Chúng cũng có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất và bài tiết cholesterol và giảm sự tích tụ cholesterol trong cơ thể.

Mật ong cũng có thể cải thiện sự khuếch tán cholesterol của cơ thể. Cholesterol chủ yếu được vận chuyển đến các tế bào khác nhau thông qua tuần hoàn máu. Các hợp chất trong mật ong có thể làm tăng tốc độ khuếch tán cholesterol từ máu đến tế bào, làm giảm nồng độ cholesterol trong máu.

 

Mật ong được sử dụng đúng cách có thể mang lại nhiều lợi ích. (Ảnh minh họa) 

3. Biết dùng mật ong có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Đái tháo đường là bệnh chuyển hóa mạn tính thường gặp, có nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe người bệnh. Để ngăn ngừa sự xuất hiện của bệnh tiểu đường, mọi người đã tìm kiếm nhiều phương pháp. Trong những năm gần đây, một nghiên cứu cho thấy ăn mật ong lượng vừa phải hàng ngày có thể ngăn ngừa hiệu quả sự xuất hiện của bệnh tiểu đường và các thành phần trong mật ong có thể làm tăng độ nhạy insulin.

Insulin là một loại hormone quan trọng do tuyến tụy tiết ra, có tác dụng điều chỉnh lượng đường trong máu. Nghiên cứu cho thấy giảm độ nhạy insulin là nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường. Trong khi đó, các fructooligosacarit trong mật ong có thể thúc đẩy chức năng bình thường của insulin bằng cách cải thiện độ nhạy insulin. Điều này là do fructooligosaccharides kích hoạt một nhóm vi khuẩn đặc biệt trong ruột, giúp phân hủy fructooligosaccharides và tạo ra các chất gọi là axit béo chuỗi ngắn. Axit béo chuỗi ngắn có thể điều chỉnh sự cân bằng của vi sinh vật đường ruột và cải thiện độ nhạy insulin bằng cách cải thiện sức khỏe đường ruột.

Mật ong cũng rất giàu chất chống oxy hóa, chẳng hạn như polyphenol. Những chất chống oxy hóa này trung hòa các gốc tự do, giảm tổn thương do stress oxy hóa đối với độ nhạy insulin và bảo vệ các tế bào đảo tụy khỏi bị hư hại. Tổn thương tế bào đảo tụy có thể dẫn đến giảm tiết insulin, dẫn đến bệnh tiểu đường.

Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng mật ong phù hợp. 

4. Dùng mật ong hằng ngày có thể cải thiện sức khỏe tim mạch

Với những thay đổi trong lối sống hiện đại, bệnh tim mạch đã dần trở thành vấn đề sức khỏe toàn cầu. Chế độ ăn uống cân bằng được coi là một trong những yếu tố quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh tim mạch. Trong số đó, mật ong ngày càng được nhiều người coi là thực phẩm bổ sung dinh dưỡng tự nhiên và có lợi. Trên thực tế, mật ong có tác dụng đáng kể trong việc cải thiện sức khỏe tim mạch, bao gồm giúp giảm lượng mỡ trong máu.

Đường tự nhiên có trong mật ong có thể thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất béo ở gan. Gan là cơ quan chuyển hóa chất béo chính trong cơ thể, giúp chuyển hóa chất béo thành năng lượng, từ đó làm giảm hàm lượng chất béo trong máu. Đường tự nhiên trong mật ong đẩy nhanh quá trình trao đổi chất và oxy hóa chất béo bằng cách kích thích hoạt động của men gan, từ đó làm giảm sự tích tụ chất béo và cải thiện sức khỏe tim mạch.

Nhiều người yêu thích hương vị ngọt ngào của mật ong. (Ảnh minh họa). 

Các chất chống oxy hóa trong mật ong còn đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng chất béo trong máu. Chất chống oxy hóa cũng có thể làm giảm tổn thương oxy hóa đối với thành mạch máu và bảo vệ sức khỏe của hệ tim mạch.

Ngoài tác dụng giảm lượng mỡ trong máu, mật ong còn có khả năng hạ huyết áp và cải thiện tuần hoàn máu. Nghiên cứu cho thấy đường tự nhiên trong mật ong có thể làm giãn mạch máu và tăng lưu lượng máu, từ đó làm giảm huyết áp và cải thiện lưu thông máu. Những tác dụng này giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tăng cường sức khỏe tim mạch.

5. Dùng mật ong mỗi ngày có thể tăng cường miễn dịch

Các chất chống oxy hóa trong mật ong là chìa khóa để tăng cường khả năng miễn dịch. Chất chống oxy hóa là nhóm chất có tác dụng ức chế sự sản xuất và hoạt động của các gốc tự do. Sự tích tụ quá nhiều các gốc tự do có thể gây tổn hại cho hệ thống miễn dịch, khiến con người dễ mắc bệnh hơn. Các chất chống oxy hóa có trong mật ong, chẳng hạn như vitamin C, hợp chất polyphenolic, axit phenolic... có thể vô hiệu hóa các gốc tự do và làm giảm tác hại của các gốc tự do đối với hệ thống miễn dịch.

Nghiên cứu cho thấy chất chống oxy hóa trong mật ong có thể kích thích hoạt động của các tế bào miễn dịch và tăng cường khả năng nhận biết và tiêu diệt mầm bệnh. 

Mật ong cũng có đặc tính chống viêm và giúp kiểm soát phản ứng viêm. Viêm đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch của chúng ta, nhưng phản ứng viêm quá mức có thể dẫn đến rối loạn và tổn thương hệ thống miễn dịch. Các chất chống oxy hóa trong mật ong có thể làm giảm mức độ phản ứng viêm, từ đó bảo vệ hệ thống miễn dịch của chúng ta khỏi tình trạng viêm quá mức và duy trì chức năng bình thường của hệ thống miễn dịch.

Mật ong còn chứa một số chất kháng khuẩn tự nhiên như catalase, glucose oxidase,… có tác dụng giúp chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Đặc tính kháng khuẩn của mật ong không chỉ giúp chúng ta giảm nguy cơ nhiễm trùng mà còn phục hồi nhanh hơn và giảm đau do bệnh gây ra.