Điểm danh 4 thức uống an toàn cho thai kỳ và những lưu ý quan trọng mẹ bầu nhất định không được quên
Đối với phụ nữ mang thai, việc uống đủ nước không chỉ tốt cho hoạt động của cơ thể mà còn giúp kiểm soát ốm nghén, ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiểu, táo bón, mệt mỏi… Tuy nhiên, các lựa chọn về thức uống tốt cho bà bầu thường khá hạn chế.
Dưới đây là danh sách 4 loại nước bà bầu có thể bổ sung thêm, bên cạnh nước lọc để tốt cho cả mẹ lẫn con.
Sữa ít béo
Sữa giàu canxi, vitamin D cùng các dưỡng chất cần thiết khác như DHA, ARA, cholin rất tốt cho sự phát triển trí não thai nhi. Vì vậy trong suốt thai kỳ mẹ hãy đưa sữa vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày để giúp thai nhi phát triển tối ưu, toàn diện. Nếu mẹ không dùng được sữa bầu hoặc mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, thừa cân thì có thể sử dụng sữa tươi, sữa ít béo, sữa tươi không đường, sữa đậu nành trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày.
Sinh tố hoặc nước ép trái cây
Sinh tố hoặc nước ép trái cây như nước cam, chanh… là lựa chọn an toàn cho mẹ bầu nếu bạn muốn chọn một loại đồ uống ngoài nước lọc để đổi vị. Tuy nhiên, chị em cần ưu tiên uống nước ép trái cây tự làm tại nhà để đảm bảo vệ sinh. Ngoài ra, dù việc uống nước làm từ trái cây là tốt cho sức khỏe của mẹ bầu nhưng bạn chỉ nên uống với mức độ vừa phải. Việc uống quá nhiều nước ép có thể gây dư thừa lượng calo và lượng đường cần thiết cho một thai kỳ khỏe mạnh.
Trà thảo mộc
Uống trà thảo mộc có thể an toàn đối với mẹ bầu, chẳng hạn như trà gừng có thể xoa dịu dạ dày và làm giảm cơn ốm nghén của bạn. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại trà thảo mộc đều an toàn đối với phụ nữ mang thai. Hơn nữa, bạn cũng không chắc chắn về thành phần có trong các loại trà đóng hộp là gì. Tốt nhất bạn nên tìm hiểu thông tin cẩn thận, cân nhắc kỹ về việc uống trà trong thai kỳ và chỉ ưu tiên trà không chứa caffeine.
Nước mía
Nước mía chứa nhiều khoáng chất quan trọng cho cơ thể như kali, canxi, sắt, vitamin A, B, C nên đây là một trong những loại nước uống tốt cho bà bầu. Nhất là khả năng làm giảm triệu chứng buồn nôn, ốm nghén trong 3 tháng đầu thai kỳ và giúp ăn ngon miệng hơn. Ngoài ra kali có trong nước mía còn có tác dụng chống táo bón và giúp tiêu hóa rất tốt.
Tuy nhiên, nước mía có chứa hàm lượng đường rất cao, mẹ bầu cũng chỉ nên uống khoảng 100 – 150ml nước mía mỗi ngày và không nên uống vào sáng sớm hay buổi tối để tránh bị lạnh bụng, khó chịu.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...