1 - Những dấu hiệu sắp sinh dễ nhận biết

Sa bụng, bụng bầu tụt xuống

Vào giai đoạn cuối thai kỳ, thai nhi sẽ dịch chuyển dần vào khu vực khung xương chậu để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Hiện tượng này có thể xảy ra trước một vài tuần hoặc vài giờ trước khi bạn chuyển dạ thực sự. Đây cũng là một trong những dấu hiệu sắp sinh con so (con đầu) dễ nhận thấy nhất. Song nếu đây không phải là lần sinh nở đầu tiên, dấu hiệu chuyển dạ này có thể bị bỏ qua nếu bạn không thường chú ý đến hình dạng hay vị trí bụng bầu của mình.

Khi dấu hiệu này xuất hiện, bạn có thể sẽ cảm thấy dễ thở hơn vì thai nhi không còn chèn ép phổi. Thế nhưng, thai nhi tụt xuống khung chậu sẽ gây áp lực lên cổ tử cung và đè lên bàng quang, khiến bạn muốn đi tiểu nhiều hơn.

Dịch nhầy cổ tử cung thay đổi

Dịch nhầy tích tụ ở cổ tử cung trong thời kỳ mang thai dần tạo thành nút nhầy cổ tử cung. Vào khoảng tuần 37 – 40 trong thai kỳ, bạn sẽ thấy âm đạo tiết ra nhiều dịch hơn, nhớt hơn. Đây là hiện tượng bong nút nhầy cổ tử cung, khi nút nhầy có tác dụng bịt kín cổ tử cung để ngăn ngừa viêm nhiễm đã bong ra nhằm “dọn đường” cho bé yêu chào đời.

Dịch nhầy có thể có màu trong suốt, sậm màu hoặc màu hồng hoặc có một ít máu. Đây là dấu hiệu cho thấy trong một vài ngày tới, bé yêu của bạn sẽ chào đời. Song có không ít thai phụ phải chờ đến 1 đến 2 tuần sau đó mới thực sự chuyển dạ. Nếu thai kỳ đã đủ 40 tuần và bạn mong muốn gặp bé yêu song vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được áp dụng các phương pháp kích thích chuyển dạ.

Lưu ý là nếu dịch nhầy chứa nhiều máu (gần giống như khi bạn có kinh), đây có thể là một dấu hiệu chuyển dạ nguy hiểm, bạn cần phải đến bệnh viện ngay.

Giảm cân hoặc ngừng tăng cân

Vào cuối thai kỳ, cân nặng của bạn thường ổn định hoặc thậm chí có thể sụt cân. Điều này là bình thường, bạn không cần lo lắng vì sẽ không ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể là do lượng nước ối giảm đi và chuẩn bị cho bé ra đời.

2 - Cơn đau mà mẹ bầu sắp sinh nào cũng gặp

Cơn đau ấn đáy tử cung

Sau sinh các nữ hộ lý chăm sóc mẹ sẽ dùng động tác ngón tay để ấn vào bụng. Cách ấn bụng này nhằm mục đích để tống khứ dịch ra hết, không để ứ dịch. Thông thường, sau khi sinh, dù là sinh thường hay sinh mổ thì cơ thể sẽ tiết sản dịch, gồm có máu, nước ối còn sót, dịch tiết cổ tử cung và các mảnh vụn của lớp nội mạc cổ tử cung.

Với mẹ sinh mổ thì được khuyến nghị chườm túi muối lên bụng khoảng 6 tiếng để ấn an toàn. Nếu không áp dụng phương pháp ấn này rất dễ gây tổn thương tử cung thứ phát, băng huyết sau sinh, ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ bầu.

Cơn đau co bóp tử cung

Sau khi mẹ sinh xong, để tử cung phục hồi càng sớm càng tốt, mẹ sẽ được tiêm để tử cung co bóp, nhanh chóng trở lại hình dạng và kích thước trước khi mang thai. Mẹ nào sinh mổ thì biết mùi cơn đau này vì vừa co bóp vừa đau vết mổ.

Hầu hết các bà mẹ đều phải trải qua 2 cơn đau sau sinh này, cộng với cơn đau đẻ là 3. Dù đau đớn cách mấy, mẹ sinh thường hay sinh mổ cũng cần lưu ý những điều này để nhanh chóng hồi phục sau sinh:

- Vận động sớm để thúc đẩy tuần hoàn máu, nhanh chóng loại bỏ sản dịch

- Lúc đầu nên ăn nhạt, nếu ăn dầu mỡ, đường ruột không thích ứng kịp sẽ gây tiêu chảy, hay buồn nôn, nôn mửa.

- Các mẹ sử dụng đai nịt bụng nên bắt đầu từ từ từ lỏng đến chặt, và đợi sau 3 đến 6 tháng hãy dùng. Nếu dùng sớm sẽ gây tổn thương tử cung, ứ sản dịch.

- Ăn trái cây sau khi sinh, tốt nhất nên ăn một số loại trái cây mềm, hoặc chế biến thành nước trái cây để không tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa.

Trên đây là ba nỗi đau nhất định phải trải qua khi sinh nở, đây là lý do người mẹ đối xử với con như bảo vật. Chỉ có trải qua sinh nở, trải qua ba lần đau đớn mới biết được người mẹ sinh ra con phải trả giá như thế nào. Đừng coi thường sức khỏe của mình mà hãy từ tốn nghỉ ngơi sau sinh.