Bảo quản thực phẩm trong mức nhiệt "nguy hiểm" tưởng chừng "an toàn".

Nhiệt độ từ 4.5℃ đến 60℃ được gọi là "mức nhiệt nguy hiểm" khi nói đến an toàn thực phẩm. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực dinh dưỡng, ở mức nhiệt này, mức độ vi khuẩn có thể tăng gấp đôi chỉ trong 20 phút. 

Điều này không chỉ làm thực phẩm bị biến đổi chất, dinh dưỡng "cạn kiệt" mà nguy hiểm hơn còn khiến người hấp thụ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe.

Ảnh minh họa: Internet

Cách khắc phục:

Làm lạnh thực phẩm chín trong vòng 2 giờ. Bảo quản thực phẩm tươi sống trong ngăn đông lạnh thay vì để trong nhiệt độ phòng.

Rửa thịt sống sơ qua rồi đem chần nước sôi

Nhiều người khi mua thịt về chỉ rửa sơ qua hay thậm chí là không hề rửa mà đun nước sôi để chần. Việc làm này tưởng chừng như đảm bảo an toàn song thực chất lại không loại bỏ được chất bẩn trong thịt. Chần thịt qua nước sôi chỉ có thể làm giảm bớt một số vi khuẩn đang bám trên bề mặt thịt.

Ảnh minh họa: Internet

Việc chần thịt qua nước sôi sau đó lập tức vớt thịt ra sẽ làm mất chất dinh dưỡng có trong thịt, đồng thời làm bề mặt miếng thịt lập tức co lại và không thể thải các chất độc có trong thịt ra ngoài. Việc làm này không những không mang lại tác dụng mà ngược lại còn mang lại những tác hại xấu đối với cơ thể.

Cách khắc phục: 

- Rửa thịt bằng nước muối loãng: Hòa một chút muối vào nước trước khi rửa thịt và để riêng đồ ăn sống rửa riêng (rau sống, hoa quả,…). Lúc này các chất bẩn trong thịt sẽ từ từ tiết ra và được rửa sạch.

- Luộc sơ qua miếng thịt: Trong nước luộc thịt sơ qua, bạn nên cho một ít giấm và muối, đợi nước sôi mới thả thịt vào, để sôi khoảng hai phút thì đổ hết nước, lúc này vi khuẩn và chất bẩn trong thịt được loại bỏ và bạn có thể an tâm chế biến.

Bảo quản thực phẩm còn nóng vào ngăn mát tủ lạnh

Thói quen này không chỉ khiến vi khuẩn salmonella có thể làm hỏng thức ăn đã chế biến mà còn ảnh hưởng đến các thực phẩm tươi sống khác như rau, trứng, sữa...

Cách khắc phục:

Nên để các món ăn đã chế biến nguội bớt ở nhiệt độ phòng, tối đa là sau 2 giờ sẽ bảo quản trong tủ lạnh.

Ướp thịt hay cá ở bên ngoài

Đây là một thói quen phổ biến khác có thể dẫn tới ngộ độc thực phẩm. Bạn hãy luôn ghi nhớ về mức nhiệt độ mà vi khuẩn phát triển mạnh. 

Ảnh minh họa: Internet

Cách khắc phục:

Cách 1: Ướp muối ướt

- Bạn hòa tan muối vào nước pha theo tỷ lệ 1 lít nước tương đương 55g muối biển.

- Tiếp đó bạn cho cá vào ngâm. 

- Tỷ lệ cá tươi và nước muối là 1:1 hoặc 1:1.5 và nên dùng nước muối ướp một lần cho cá.

- Bạn cần lưu ý là nước muối phải ngập hết cá, khi ngâm được khoảng 6 giờ thì đảo lên để cá ngấm đều nước muối. Ngâm cá như vậy khoảng 12 giờ thì vớt ra cho vào hộp đậy kín để bảo quản.

Cách 2: Ướp muối khô

- Cá sau khi sơ chế sạch, bạn dùng muối hột chà xát một thật kỹ khắp thân cá từ trong ra ngoài.

- Sau đó để ướp vài giờ rồi cho vào hộp để trong ngăn đông tủ lạnh.