Củ sắn có hương vị thơm ngon, dễ ăn và là loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột. Sắn có khả năng chịu hạn tốt, được trồng phổ biến ở các quốc gia vùng nhiệt đới.

Ảnh minh họa: Internet

Ước tính trong 100g củ sắn có chứa khoảng 112 calo. Một số dưỡng chất trong sắn có thể kể đến như sau chất xơ, chất đạm, chất béo, đường, vitamin C và một số loại khoáng chất như phốt pho, canxi, chất sắt, niacin, thiamin,...

Một số lợi ích khi ăn củ sắn 

Giảm nguy cơ mắc bệnh rối loạn chuyển hóa: Sắn có chứa nhiều chất xơ và flavonoid có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa, nhất là bệnh tiểu đường hay một số bệnh lý về tim mạch.

Giúp vết thương nhanh lành: Một lượng lớn vitamin C trong củ sắn có tác dụng thúc đẩy khả năng tự phục hồi của cơ thể, giúp vết thương nhanh lành.

Giảm huyết áp: Trong sắn có chứa nhiều kali, cân bằng lượng natri vào cơ thể và tác dụng phòng tránh tình trạng cao huyết áp.

Ảnh minh họa: Internet

Giảm cân hiệu quả: Trong sắn có chứa nhiều chất xơ, giúp bạn cảm thấy no lâu hơn và giảm cảm giác thèm ăn vặt. Bên cạnh đó, Carbohydrate trong sắn giúp cân bằng năng lượng, hạn chế tích tụ mỡ thừa, giảm hấp thụ chất béo cho cơ thể.

Ăn củ sắn có thể gây ngộ độc

Trong củ sắn có chứa một loại chất độc tự nhiên gọi là cyanogenic glycosides. Khi ăn phải, chất này sẽ chuyển hóa thành axit cyanhydric (HCN), gây ức chế hô hấp tế bào, dẫn đến tình trạng thiếu oxy trong máu và các cơ quan.

Hàm lượng cyanogenic glycosides tập trung nhiều nhất ở vỏ sắn và hai đầu củ. Đặc biệt, sắn đắng chứa lượng độc tố cao hơn sắn ngọt. Triệu chứng ngộ độc sắn có thể xuất hiện sau vài phút đến vài giờ sau khi ăn, tùy thuộc vào lượng sắn ăn vào và mức độ chế biến.

Ảnh minh họa: Internet

Các triệu chứng ngộ độc sắn có thể xuất hiện sớm sau khi ăn sắn, bao gồm đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy. Nếu không được xử lý kịp thời, bệnh nhân sẽ chuyển sang giai đoạn nặng hơn với các triệu chứng như co giật, rối loạn ý thức, khó thở, tím tái. Nặng hơn có thể dẫn đến suy hô hấp, suy tim, có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Lưu ý khi ăn sắn

Sắn lâu năm, sắn dẻo, sắn đắng và đọt sắn non chứa hàm lượng chất độc HCN cao, có thể gây ngộ độc nghiêm trọng nếu ăn phải. Để đảm bảo an toàn, bạn nên chọn những củ sắn tươi, chắc, không có vị đắng và chế biến kỹ trước khi ăn. Việc cắt lát và phơi khô sắn có thể giúp giảm lượng độc tố, tuy nhiên không nên ăn quá nhiều, đặc biệt khi bụng đói.

Ảnh minh họa: Internet

Để an toàn hơn, khi ăn sắn, bạn có thể chấm với đường hoặc mật. Vị ngọt sẽ giúp giảm bớt cảm giác đắng và phần nào trung hòa chất độc. Tuy nhiên, nếu sắn quá đắng, tốt nhất nên bỏ đi vì có thể gây hại cho sức khỏe. Tuyệt đối không nên ăn sắn sống hoặc sắn chưa chín kỹ, không ăn sắn khi đói, không ăn quá nhiều sắn trong một lần. Trẻ em, phụ nữ mang thai và người già nên hạn chế ăn sắn.

Những đối tượng không nên ăn củ sắn

Để phòng tránh tối đa những nguy cơ rủi ro sức khỏe từ sắn, những đối tượng sau không nên ăn sắn:

Mẹ bầu muốn ăn sắn cần chế biến kỹ trước khi ăn và chỉ nên ăn với số lượng hạn chế. Tuyệt đối không được ăn sắn sống.

Ảnh minh họa: Internet

Trẻ em là nhóm đối tượng có hệ tiêu hóa còn non yếu chưa hoàn thiện. Vì thế, nếu bổ sung sắn có thể gây tổn thương cho hệ tiêu hóa và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ, thậm chí gây ngộ độc.