Củ cải trắng từ lâu đã được biết đến là "nhân sâm mùa đông", mang lại nhiều lợi ích với sức khỏe mà không phải ai cũng biết. 

Theo Y học hiện đại cứ mỗi 100g củ cải trắng có 1,4g protid, 3,7g glucid, 1,5g xenluloza, 40 mg canxi, 41 mg photpho; 1,1 mg sắt; 0,06 mg vitamin B1, 0,06 mg vitamin B2, 0,5 mg vitamin PP, 30 mg; vitamin C…

Ảnh minh họa: Internet

Theo Đông Y, củ cải có vị ngọt, hơi cay, đắng, tính bình, không độc, có tác dụng chữa ho, long đờm, lợi tiểu, kích thích tiêu hoá, bảo vệ dạ dày… Củ cải được dùng làm thuốc dưới dạng khô hoặc tươi đều được.

Hỗ trợ ngừa bệnh ung thư: Một trong những công dụng tốt mà củ cải trắng đem đến cho sức khỏe, đó là ngừa ung thư. Thành phần vitamin C, axit folic, dầu cải và chất chống oxy hóa dồi dào trong loại củ này giúp tăng cường khả năng chống bệnh ung thư ruột kết, ung thư ruột, dạ dày, ung thư vòm họng.

Ngừa bệnh thiếu máu: Bạn không nghe lầm đâu, củ cải trắng thực sự có thể giúp bạn tránh khỏi nguy cơ thiếu máu. Hàm lượng vitamin B12 được tìm thấy trong củ cải trắng có khả năng thúc đẩy cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn, góp phần tăng tổng hợp hồng cầu.

Ảnh minh họa: Internet

Hỗ trợ chức năng gan, phổi: Chất betaine trong củ cải trắng giúp hỗ trợ chức năng gan, đề phòng bệnh lý về gan như xơ gan, gan nhiễm mỡ,… Bên cạnh đó, củ cải trắng còn có tác dụng thanh lọc cơ thể, hạn chế bệnh tim mạch, bệnh vàng da và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

3 đối tượng không nên ăn củ cải trắng

Người bị bệnh tuyến giáp

Củ cải chứa các chất goitrogen, là những hợp chất tự nhiên có thể can thiệp vào quá trình sản xuất hormone tuyến giáp. Goitrogen ức chế sự hấp thu i-ốt, một khoáng chất thiết yếu cho việc sản xuất hormone tuyến giáp. Khi tuyến giáp không đủ i-ốt, nó sẽ phải hoạt động nhiều hơn để bù đắp, dẫn đến phì đại tuyến giáp (bướu cổ).

Củ cải, đặc biệt là khi ăn sống, chứa các hợp chất isothiocyanates. Các chất này có thể làm giảm khả năng hấp thụ i-ốt của tuyến giáp, gây khó khăn cho việc sản xuất hormone tuyến giáp. Nếu bạn đang điều trị bệnh tuyến giáp bằng thuốc, ăn củ cải có thể làm giảm hiệu quả của thuốc hoặc gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

Người bị bệnh thận có nên ăn củ cải không

Củ cải chứa một lượng kali đáng kể. Kali là một khoáng chất quan trọng cho cơ thể, nhưng ở người bị suy thận, thận không thể lọc bỏ kali dư thừa ra khỏi máu hiệu quả. Điều này có thể dẫn đến tăng kali máu, gây ra các triệu chứng như yếu cơ, tê bì, rối loạn nhịp tim, thậm chí là ngừng tim. Người bệnh thận thường phải sử dụng nhiều loại thuốc để kiểm soát bệnh. Củ cải có thể tương tác với một số loại thuốc này, làm giảm hiệu quả hoặc gây ra tác dụng phụ.

Ảnh minh họa: Internet

Phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai cần hết sức thận trọng khi ăn củ cải, đặc biệt là củ cải sống. Củ cải sống có thể chứa vi khuẩn gây bệnh như E. coli, Salmonella, gây ra các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Ngoài ra, chất xơ trong củ cải có thể gây đầy hơi, khó tiêu và làm tăng nguy cơ co thắt tử cung. Để đảm bảo an toàn, các mẹ bầu nên hạn chế ăn củ cải, đặc biệt là trong 3 tháng đầu và cuối thai kỳ. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn về chế độ ăn uống phù hợp.