Mang thai là trải nghiệm tuyệt vời nhất trong cuộc đời người phụ nữ. Việc tìm hiểu những thay đổi cơ thể theo từng tuần sẽ giúp bà bầu chuẩn bị tâm lí tốt và cảm thấy tự tin hơn. Sau đây là những thay đổi cơ thể mà mẹ sắp trải qua trong 3 tháng giữa thai kỳ:

Tuần 13

Tam cá nguyệt thứ nhất kết thúc và bước sang tam cá nguyệt thứ hai có phần dễ chịu hơn cho mẹ.

Mẹ bầu nên uống nhiều nước và tăng lượng thực phẩm tiêu thụ nhằm đảm bảo dinh dưỡng cho 2 người. Vận động cũng được khuyến khích vào thời điểm này: Bơi lội, đi bộ hoặc các động tác yoga.

Sau khi kết thức tam cá nguyệt thứ nhất, mẹ bên bắt đầu vận động trở lại để rèn luyện sức khỏe và bơi lội là một gợi ý tuyệt vời nhất - Ảnh minh họa: Internet

Chức năng thận của bé bắt đầu làm việc và tủy xương bắt đầu sản xuất tế bào bạch cầu để chống lại bệnh tật. Tuyến tụy, túi mật và tuyến giáp cũng sẽ phát triển trong tuần này.

Tuần 14

Các cơ quan của em bé bắt đầu hoạt động gần như đồng loạt, việc sản xuất insulin cũng bắt đầu. Mẹ sẽ trải nghiệm những cú đạp nhẹ đầu tiên và nhìn thấy các đặc điểm khuôn mặt của bé thông qua siêu âm.

Những đặc điểm cơ bản nhất trên khuôn mặt của bé có thể được nhìn thấy qua siêu âm ở tuần 14 - Ảnh minh họa: Internet

Tâm trạng của mẹ cũng được cải thiện đáng kể. Việc sàng lọc trước sinh cho các khuyết tật ống thần kinh như tật nứt đốt sống và tật 5 nhiễm sắc thể số 18 được thực hiện trong tuần này.

Tuần 15

Xét nghiệm sàng lọc protein máu và các dấu hiệu của hội chứng Down hoặc khiếm khuyết di truyền nên được thực hiện. Thai nhi cử động miệng nhiều hơn và có chiều dài khoảng 5 inch (khoảng 12cm), cân nặng khoảng 30g.

Tuần 16

Thai nhi hình thành xương khiến thai phụ tăng cân nhanh. Vùng xương chậu của mẹ sẽ cảm thấy cứng và chắc hơn, các dấu hiệu chuyển động của bé trở nên nổi bật hơn.

Tuần 17

Mỡ nâu chịu trách nhiệm sinh nhiệt trong cơ thể bé được lắng đọng. Ngực của mẹ phát triển hơn nữa, trở nên nhạy cảm và đôi khi cảm thấy đau nhức. Sự lưu thông máu tăng lên khiến gương mặt thai phụ rạng rỡ hơn.

Ngực của mẹ bầu phát triển kích thước, tăng nhạy cảm và cảm thấy đau tức bầu ngực- Ảnh minh họa: Internet

Những cú đá đầu tiên có thể xuất hiện từ khoảng tuần này cho đến tuần 22. Nhau thai hoạt động rất tích cực trong việc hấp thụ và phân phối các chất dinh dưỡng đồng thời loại bỏ chất thải.

Tuần 18

Siêu âm có thể được thực hiện tại thời điểm này để xác định giới tính (dự đoán). Những cú đá có thể được mẹ bầu cảm nhận nhiều hơn và em bé bắt đầu có phản ứng với những âm thanh nhất định.

Võng mạc của bé phát triển và trở nên nhạy cảm với ánh sáng. Em bé có thể thay đổi tư thế, nhào lộn và thậm chí bắt chéo chân. Răng bắt đầu hình thành (ở bên dưới nướu) và sự lắng đọng chất béo cũng bắt đầu.

Tuần 19

Kết quả siêu âm có thể tiết lộ hình ảnh em bé đang cầm dây rốn, mút ngón tay cái hoặc thực hiện các cử động trong bụng mẹ. Nếu bé là con gái, sự hình thành nang trứng bên trong cơ thể bắt đầu.

Em bé mút ngón tay trong bụng mẹ có thể được nhìn thấy khi siêu âm thai - Ảnh minh họa: Internet

Thai phụ nên chú ý bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B và chất béo lành mạnh vì nó góp phần vào sự phát triển não của bé.

Tuần 20

Tử cung của bà bầu phát triển hướng lên trên với tốc độ 1 centimet mỗi tuần. Miễn dịch từ cơ thể mẹ được chuyển vào thai nhi.

Đây là thời gian lý tưởng để các bà mẹ đăng ký các lớp học sinh nở. Tâm trạng của mẹ cũng được cải thiện đáng kể.

Tuần 21

Từ thời điểm này, nếu mẹ bầu từ 35 tuổi trở lên hoặc mắc bệnh tiểu đường và các bệnh mãn tính khác, mẹ nên quan tâm một chút đến sự thay đổi cơ thể của bản thân khi mang thai. Vì những dấu hiệu cho thấy mẹ có nguy cơ tiền sản giật bắt đầu biểu hiện từ từ.

Tuần 22

Thai nhi đã được 5 tháng, não của bé phát triển rất nhanh chóng. Các cơ quan khác cũng đang hoàn thiện dần, lượng máu đi qua dây rốn cung cấp oxy và một loạt các chất dinh dưỡng khác ngày càng nhiều.

Mẹ bầu bị táo bón hoặc bệnh trĩ nặng hơn. Nhiễm trùng nấm men (candida albican) quanh âm đạo khá phổ biến do âm đạo tiết dịch nhiều hơn bình thường.

Tuần 23

Mắt của bé được hình thành nhưng không có màu do còn thiếu sắc tố.

Tuần 24

Bà bầu gia tăng tình trạng ợ nóng trong thời điểm này. Một số quan niệm cho rằng dấu hiệu ợ nóng tương đương với việc em bé mọc tóc. Tuy nhiên, nếu bà bầu không bị ợ nóng, không có nghĩa là em bé của bạn bị “hói”.

Đau cơ, đau chân, mệt mỏi và chóng mặt cũng là những thay đổi có thể gặp trong tuần thai thứ 24.

Tuần 25

Tập thể dục đóng vai trò quan trọng tính từ thời điểm này để chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình phục hồi sau khi sinh. Tương tự tuần 24, mệt mỏi và đau chân có xu hướng tăng lên.

Tuần 26

Hệ thống thính giác của bé phát triển và bé có thể phản ứng nhanh với tiếng ồn.

Vào thời điểm này, bà bầu phải ngủ nghiêng sang một phía, không nên nằm ngửa vì sẽ cản trở lưu lượng máu đến thai nhi, do vị trí của tử cung nằm phía trên động mạch chính. Các vết rạn da hình thành trên bụng của bà bầu.

Tư thế ngủ nghiêng trái là tư thể thích hợp nhất cho bà bầu khi bụng đã bắt đầu to lên - Ảnh minh họa: Internet

Tuần 27

Đau lưng, đau thần kinh tọa và nhịp tim của bà bầu tăng lên.

Sự thay đổi cơ thể bà bầu diễn ra khá chậm rãi trong tam cá nguyệt thứ hai, nhẹ nhàng hơn rất nhiều so với 3 tháng đầu. Dó đó, chị em thường truyền tai nhau rằng: "Ba tháng giữa là giai đoạn hạnh phúc nhất thai kỳ".

Nguồn: https://parenting.firstcry.com/articles/body-changes-during-pregnancy-week-by-week/