Dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một nghiên cứu có thể khiến bạn xem xét lại tầm quan trọng của một thói quen ngủ lành mạnh.

Giấc ngủ giúp cơ thể chúng ta đào thải độc tố

Giấc ngủ giúp tái tạo hệ thống miễn dịch, hệ thống hô hấp và mức năng lượng của chúng ta, cho phép não bộ xử lý thông tin mà nó thu được trong ngày, bên cạnh đó, điều chỉnh huyết áp và nhịp tim của chúng ta. Mặt khác, nó cũng giúp loại bỏ những độc tố từ những hoạt động thần kinh mà chúng ta trải qua trong ngày. Khi chúng ta không có ngủ đủ giấc, cơ thể chúng ta sẽ chuyển hóa những chất độc này thành một loại năng lượng dự trữ.

Đốt cháy năng lượng não

Trong ngắn hạn, việc loại bỏ những chất độc này có thể có lợi cho sức khỏe não bộ của chúng ta, vì tất cả những năng lượng đó sẽ được sử dụng cho quá trình đào thải này. Tuy nhiên, về lâu dài, đối với những người bị chứng ngưng thở khi ngủ hoặc mất ngủ kinh niên, việc sử dụng hết nguồn năng lượng dự trữ của não có thể ảnh hưởng đến các chức năng của não và góp phần làm thoái hóa cơ quan quan trọng này.

Nghiên cứu về giấc ngủ trên chuột

Một nhóm các nhà khoa học thần kinh, dẫn đầu bởi ông Michele Bellesi thuộc Đại học Bách khoa Marche ở Ý, đã tiến hành một nghiên cứu bằng cách chia những con chuột thành các nhóm khác nhau: Con đầu tiên có thể ngủ bao nhiêu tùy thích trong ngày, con thứ hai sẽ bị buộc ngủ ít hơn 8 tiếng mỗi ngày và con thứ ba bị bắt phải thức trong 5 ngày liên tục để các nhà khoa học quan sát sự thay đổi trong bộ não của chúng.

“Dọn rửa” các tế bào não

Tế bào hình sao chịu trách nhiệm cho chức năng tự làm sạch của não người cũng có tồn tại ở loài chuột. Bằng cách quan sát hoạt động của những tế bào này, họ thu được các kết quả nghiên cứu. Vào cuối cuộc thí nghiệm, não của những con chuột được cho ngủ lâu có mức độ hoạt động của tế bào hình sao là 6%, nhóm thứ hai có mức độ hoạt động của tế bào hình sao là 8% và nhóm thứ ba, sau 5 ngày, có mức độ hoạt động của tế bào hình sao là 13,5%. Điều này có nghĩa là các tế bào của não sẽ “dọn rửa” kỹ lưỡng hơn khi chúng ta ngủ ít hơn.

Bộ não có thể tự ăn chính nó

Ở những con chuột, quá trình này thực tế bao gồm sự tiêu thụ của các khớp thần kinh bên trong não của chúng và hiệu ứng tương tự này rất có thể cũng xảy ra ở người. Không ngủ nhiều đêm liên tiếp có thể khiến chức năng này hoạt động quá mức, dẫn đến chúng ta sẽ dễ mắc các bệnh thoái hóa như Alzheimer hoặc về lâu dài sẽ góp phần gây ra chứng sa sút trí tuệ.

Một số mẹo để có giấc ngủ ngon hơn

Nếu bạn chỉ thỉnh thoảng bị mất ngủ, có khá nhiều phương pháp khác nhau để giúp bạn có thể ngủ được. Nhưng nếu bạn thường xuyên gặp phải vấn đề này, chúng tôi khuyên bạn nên đến gặp một bác sĩ chuyên khoa.

  • Thực hành thiền định
  • Điều chỉnh không gian phòng ngủ, làm cho nó thoải mái hơn với bạn
  • Vận động thể chất
  • Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử
  • Đi ngủ vào cùng một giờ mỗi ngày
  • Giảm tiêu thụ caffein
  • Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian vừa phải

Bạn có nghĩ rằng hiện tượng này cũng xảy ra trong não người? Những phương pháp nào giúp bạn cải thiện chất lượng giấc ngủ của mình?