Giá trị dinh dưỡng của trứng gà

Trứng gà có tỉ lệ dinh dưỡng khá cân đối, do đó có thể sử dụng cho mọi lứa tuổi. Nó cung cấp phốt pho, kẽm, kali, canxi và nhiều vitamin. Một quả trứng gà cung cấp 14% lượng protein cần thiết, 65 đơn vị calo, 5.5 gam protein, 44 gam chất béo.

Chất đạm của trứng gà có giá trị sinh học cao, dễ hấp thu - Ảnh minh họa: Internet

Có một điều đặc biệt là chất đạm của trứng gà có giá trị sinh học cao, dễ hấp thu (tỷ lệ hấp thu chất đạm của trứng là 100%, tương đương với đạm trong sữa nếu biết cách chế biến đúng).

Trứng gà khác trứng vịt như thế nào?

Thông thường 1 quả trứng gà ta nặng khoảng 40g (cả vỏ), 1 quả trứng vịt nặng 70g (cả vỏ).

Nếu bỏ vỏ thì 100g trứng gà tương đương 3 quả, còn 100g trứng vịt tương đương 1,5 quả.

Như vậy, giá trị dinh dưỡng của trứng gà và vịt không khác nhau nhiều lắm, nhưng thành phần các chất dinh dưỡng thì trứng gà tốt hơn trứng vịt.

Giá trị dinh dưỡng của trứng gà và vịt không khác nhau nhiều lắm - Ảnh minh họa: Internet

Hàm lượng kẽm, vitamin A của trứng gà cao hơn trứng vịt. Trong trứng gà còn có cả vitamin D, một loại vitamin có rất ít trong thực phẩm. Hàm lượng chất đạm của trứng gà cũng cao hơn trứng vịt, chất béo trong trứng gà thấp hơn nên ít gây đầy bụng khó tiêu, như vậy nên cho trẻ ăn trứng gà thì tốt hơn.

Trẻ em ăn trứng gà nhiều có tốt không?

Trứng bổ dưỡng là thế, nhưng nếu cha mẹ không biết cho trẻ ăn trứng gà đúng cách hoặc cho con ăn quá nhiều, hàm lượng chất béo cao trong trứng sẽ làm bé bị đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, hại gan hại thận...

Vì vậy, tùy theo tháng tuổi mà cho trẻ ăn trứng gà đúng cách với số lượng tương ứng.

  • Bé từ 6-7 tháng tuổi: ăn nửa lòng đỏ trứng gà mỗi bữa, tuần ăn 2 – 3 bữa.
  • Bé từ 8-12 tháng tuổi: ăn 1 lòng đỏ mỗi bữa, tuần ăn 3 – 4 bữa.
  • Bé từ 1-2 tuổi: ăn 3 – 4 quả trứng mỗi tuần (nhớ ăn luôn cả lòng trắng).
  • Bé từ 2 tuổi trở lên nếu thích ăn trứng có thể cho ăn 1 quả mỗi ngày.

Cho trẻ ăn trứng gà đúng cách như thế nào?

Không ăn trứng sống hoặc tái

Không nên ăn trứng gà sống hay hòa tan trứng sống trong cháo nóng, canh nóng mà nên luộc hoặc nấu chín để phòng nhiễm khuẩn… Đường sinh dục của gà có rất nhiều vi khuẩn nên cả trong và ngoài trứng gà đều có thể bị nhiễm khuẩn, đặc biệt nhất là salmonella - một vi khuẩn gây ngộ độc thức ăn nguy hiểm.

Ngoài ra, trong lòng trắng trứng sống còn có một chất chống lại biotin (vitamin H) làm cản trở hấp thu dưỡng chất này. Biotin là yếu tố không thể thiếu được trong quá trình sử dụng protein và đường - bột, cần thiết cho sự phát triển bình thường của cơ thể. Vì vậy, ăn trứng sống hoặc tái đều có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Chiên trứng vừa phải

Trứng gà chiên hoặc ốp la mà dùng lửa to thì dễ khiến bên ngoài cháy mà bên trong chưa chín. Lúc đó, lòng trắng trứng bị cháy sẽ khó hấp thu, lại tiêu hủy các vitamin tan trong nước như vitamin B1, B2, còn lòng đỏ thì chưa được tiệt trùng hoàn toàn nếu có vi khuẩn hiện diện.

Vì vậy, khi rán hoặc ốp trứng, nên để lửa nhỏ, thời gian lâu một chút cho lòng đỏ vừa chín là tốt. Nếu ăn trứng gà sống, tỷ lệ hấp thu và tiêu hóa chỉ được 40%, ở trứng luộc là 100%, trứng rán chín tới 98,5%, trứng rán già 81%, trứng ốp 85%.

Cách luộc trứng đúng

Không ít người khi luộc trứng thường cho rằng, chỉ cần cho trứng vào nước, đun sôi đến chín là được, nên nhiều khi trứng bị nứt hoặc vỡ làm mất chất dinh dưỡng.

Cách tốt nhất cho trứng cùng với nước lã vào nồi rồi đun sôi dần. Khi nước sôi, vặn nhỏ lửa rồi đun tiếp khoảng 2 phút rồi tắt bếp. Sau đó ngâm trứng khoảng 5 phút. Như vậy, trứng vừa chín tới, lòng đỏ không bị chín kỹ quá, dễ hấp thu.

Nếu cho con ăn quá nhiều, hàm lượng chất béo cao trong trứng sẽ làm bé bị đầy bụng, khó tiêu - Ảnh minh họa: Internet

Lúc luộc trứng, có thể cho thêm một ít muối để giữ trứng không bị vỡ. Trứng gà vừa lấy ở tủ lạnh ra không nên luộc ngay, cũng không nên ngâm trong nước nóng hay luộc bằng lửa quá to vì dễ gây vỡ trứng, hoặc không chín lòng đỏ.

Chế biến trứng tùy theo lứa tuổi

Trẻ 6-12 tháng: nên cho ăn bột trứng. Cách nấu bột trứng: nấu chín bột, sau đó đập lòng đỏ trứng vào bát đã có rau băm nhỏ, đánh đều trứng và rau. Khi nồi bột sôi trên bếp thì đổ trứng và rau vào khuấy đều nhanh tay.

Chỉ cần bột sôi lên là được, không nên đun kỹ quá trứng sẽ khó hấp thu. Cũng không nên luộc chín trứng rồi nghiền lòng đỏ nấu bột vì qua nhiều lần chế biến như vậy, dinh dưỡng sẽ giảm và khó hấp thu.

Không nên ăn trứng khi bụng đói - Ảnh minh họa: Internet

Trẻ 1 tuổi ăn trứng gà: có thể ăn cháo trứng, cũng tương tự như nấu bột trứng. Khi cháo chín mới cho trứng vào, đun sôi lại là dùng được. Ngoài ra có thể cho trẻ ăn trứng luộc vừa chín tới.

Trẻ từ 2 tuổi trở lên: có thể ăn cháo trứng, trứng luộc, trứng chiên với thịt, trứng sốt cà chua. Các món đều có thể ăn kèm với cơm.

Các lưu ý để cho trẻ ăn trứng gà đúng cách

Không ăn trứng khi bụng đói

Khi bụng đang đói, nếu dung nạp quá nhiều những thực phẩm chứa hàm lượng protein cao như trứng, sữa, thịt… thì protein sẽ bị “áp bức” chuyển hóa thành nhiệt năng và tiêu hao mất, từ đó không thể phát huy tác dụng bồi bổ dinh dưỡng cho cơ thể.

Đồng thời, trong một thời gian ngắn mà tích lũy quá nhiều protein thì trong quá trình phân giải sẽ sản sinh ra một lượng lớn các chất có hại như ure, amoniac… gây bất lợi cho sức khỏe của cơ thể.

Không nên thêm đường vào trứng

Rất nhiều người thích cho thêm đường khi chế biến các món ăn liên quan đến trứng. Kỳ thực, hai thứ này khi được nấu chung do tác dụng của nhiệt độ cao sẽ sinh ra một loại vật chất gọi là lysine, làm phá hủy thành phần amino acid hữu ích trong trứng đối với cơ thể con người. Đồng thời, lysine có tác dụng đông máu nên sau khi vào cơ thể có thể sẽ gây hại.

Không nên thêm đường vào các món ăn có trứng - Ảnh minh họa: Internet

Do vậy, nếu muốn thêm đường thì cách khoa học nhất là đợi cho thức ăn chế biến từ trứng nguội đi rồi mới thêm đường vào.

Không thêm nước tương vào trứng

Trong nhiều bữa ăn sáng, món bánh mì trứng ốp la ăn kèm nước tương được nhiều người lựa chọn và ưa thích.

Tuy nhiên trên thực tế, trypsin có trong nước tương khi kết hợp với lòng trắng trứng sẽ gây tổn thất các thành phần dinh dưỡng, làm giảm thấp giá trị dinh dưỡng của cả hai chất này. Do vậy, cơ thể sẽ không hấp thụ được nhiều dinh dưỡng khi chọn cách ăn như vậy

Không ăn cùng sữa đậu nành

Uống sữa đậu nành trước hoặc sau khi ăn trứng khiến trẻ bị đầy bụng và khó chịu vì trong sữa đậu nành có men protidaza kiềm chế các protein trong trứng.

Không ăn vào buổi tối

Mẹ không nên cho con ăn trứng vào buổi tối - Ảnh minh họa: Internet

Đối với trẻ dưới 5 tuổi, mẹ chú ý không cho con ăn trứng vào buổi tối và không ăn quá 1 quả trứng mỗi ngày. Đặc biệt, mẹ không được cho trẻ ăn trứng khi kết hợp với những thực phẩm giàu vitamin A

Màu sắc của vỏ trứng không khác nhau về thành phần dinh dưỡng

Nhiều mẹ cho rằng trứng gà vỏ nâu sẽ tốt hơn trứng gà vỏ trắng. Điều này là hoàn toàn không đúng. Màu vỏ trứng khác nhau không có nghĩa là thành phần dinh dưỡng của trứng khác nhau.

Trứng gà vỏ trắng hay vỏ vàng nâu đều có chung những thành phần dinh dưỡng. Do đó các mẹ không cần phải cân nhắc về màu sắc của vỏ trứng khi mua trứng cho con.

Tóm lại, qua bài viết trên các bậc phụ huynh có thể cho trẻ ăn trứng gà đúng cách. Vừa giúp bổ sung chất dinh dưỡng hiệu quả, vừa phòng được các nguy hại đến sức khỏe của trẻ khi sử dụng trứng gà sai cách. Để làm được việc này, cần lưu ý một số vấn đề trong chế biến cũng như sử dụng trứng gà.