Những yếu tố khiến mẹ sau sinh có nhiều sữa
Để người mẹ sau sinh có nhiều sữa phải đảm bảo 3 yếu tố: người mẹ phải hạnh phúc, người mẹ phải khỏe mạnh và bữa ăn của người mẹ phải đầy đủ.
Khoa học chứng minh, vấn đề phụ nữ sau sinh có sữa nhiều hay ít phụ thuộc bởi 2 nội tiết tố oxytocin và prolactin. Trong đó, oxytocin có nhiệm vụ bóp túi sữa đẩy ra khỏi nang sữa để sữa xuống tràn trề. Đặc biệt, oxytocin được tiết ra trong lúc cho con bú rất nhiều. Prolactin có nhiệm vụ làm cho tế bào tạo ra sữa trước khi em bé bú.
Tuy nhiên, oxytocin lại rất nhạy cảm với yếu tố môi trường. Khi phụ nữ sau sinh hạnh phúc, tâm lý thoải mái và cơ thể khỏe mạnh thì nội tiết tố này sẽ co bóp đẩy sữa ra ngoài. Ngược lại, khi phụ nữ sau sinh căng thẳng, lo âu, áp lực, sợ mình không đủ sữa sẽ không co bóp để đẩy sữa ra ngoài mặc dù trong ngực mẹ có sữa.
Đồng thời, bữa ăn của mẹ phải đầy đủ cả 4 nhóm thực phẩm: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng. Người mẹ đủ sữa cho con bú hay không, trong thời kỳ mang thai phải tăng đủ cân.
Độ tăng cân đảm bảo, từ 9 - 12kg với bà bầu có chỉ số BMI bình thường. Bà bầu gầy chỉ số BMI <18,5 nên tăng 25% so với cân nặng trước khi mang thai. Còn bà bầu béo phì có chỉ số BMI >23,5 nên tăng 15% so với cân nặng trước khi mang thai để chất béo trong cơ thể người mẹ luôn đủ sữa cho em bé, đủ sức khỏe.
Những thực phẩm lợi sữa cho mẹ sau sinh
Người mẹ sau sinh có thể ăn bất cứ thứ gì, nhưng để có nhiều sữa cho con, mẹ nên ăn đủ các món ăn giúp mẹ có nhiều sữa như: thịt, cá, trứng, sữa và rau xanh. Sau đây là gợi ý một số món ăn giúp xây dựng thực đơn cho mẹ sau sinh nhiều sữa:
Móng giò hầm: chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp mẹ phục hồi nhanh hơn và kích sữa về nhiều hơn. Tuy nhiên mẹ chỉ cần ăn ở mức vừa phải, đừng ép bản thân ăn đến mức chán ngán.
Đồ nếp: các món ăn giúp mẹ có nhiều sữa làm từ nếp bao gồm xôi, các loại bánh nếp, bánh chưng giàu tinh bột, kích thích tuyến sữa hoạt động tích cực hơn.
Hải sản: giàu canxi, giúp gọi sữa về nhiều và thơm ngon hơn (ăn hải sản không làm sữa có mùi tanh). Trường hợp mẹ bị dị ứng hải sản thì không được sử dụng nhóm thực phẩm này.
Tất cả các loại hoa quả: giàu vitamin và dưỡng chất, giúp mẹ có được một làn da mềm mịn và những dòng sữa sóng sánh hơn.
Các món ăn lợi sữa cho mẹ sinh mổ
Chất lỏng: thành phần chính của sữa là nước, nếu sản phụ muốn nhiều sữa sau sinh mổ thì cần bổ sung chất lỏng vào thực đơn của mình. Các bác sĩ khuyến cáo rằng một bà mẹ dù sinh thường hay sinh mổ cũng phải uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, ngoài ra còn thêm chất lỏng từ sữa, nước dừa, nước trái cây và súp.
Thức ăn dễ tiêu hóa: cháo loãng, sữa chua, sữa tươi, canh rau hay súp. Đây là những món ăn khá dễ nuốt và hầu như không cần cố gắng quá nhiều để nghiền nhỏ thức ăn. Đây chính là nguồn cung cấp dưỡng chất cơ bản giúp mẹ có nhiều sữa hơn sau khi sinh mổ, hỗ trợ giảm táo bón và rút ngắn thời gian liền vết thương.
Protein dễ tiêu hóa cần thiết cho sự phát triển của tế bào mới sau sinh mổ. Người mẹ sinh mổ, cơ thể phải sản xuất ra rất nhiều tế bào mới để làm lành vết thương. Khi vết thương lành lại, cơ thể sẽ bớt đau đớn và việc tiết sữa sẽ diễn ra thuận lợi hơn. Để đảm bảo quá trình diễn ra suôn sẻ, bổ sung protein vào thực đơn là việc làm không thể thiếu.
Những thực phẩm cho bà mẹ sau khi sinh để bổ sung protein dễ tiêu hóa là các loại đậu đỗ, thịt lợn nạc và sữa. Một số thực phẩm giàu protein khác như: thịt bò, hải sản, trứng…, đặc biệt, thịt bò lợi sữa chỉ nên thêm vào thực đơn sau khi vết thương mổ đã lành, chưa nên ăn vội vì chúng thường làm đầy vết thương rất nhanh, có thể khiến mẹ bị sẹo lồi.
Vitamin C làm tăng các globulin miễn dịch IgA và IgM, tăng hoạt tính của bạch cầu, làm tăng tốc quá trình phục hồi vết thương, tái tạo tế bào và chống lại các bệnh nhiễm trùng. Khi vitamin C đi vào sữa mẹ, chúng còn giúp trẻ bú mẹ có sức đề kháng khỏe hơn, vì trẻ sinh mổ thường yếu hơn trẻ sinh thường, nhất là hệ hô hấp.
Sắt: đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc duy trì nồng độ hemoglobin để vận chuyển oxy từ phổi đến tất cả các cơ quan, tham gia cấu tạo enzyme. Sự thiếu hụt sắt sau sinh mổ dẫn đến thiếu máu, ảnh hưởng đến việc tiết sữa.
Vì vậy nếu muốn có nhiều sữa sau sinh mổ và nhanh hồi phục sức khỏe, mẹ hãy chú ý đến những thực phẩm giàu sắt như: quả sung, gan động vật, thịt bò, hàu, các loại đậu đỗ….
Canxi: đóng vai trò đặc biệt với xương khớp mà còn có vai trò nhất định với cơ bắp, hệ miễn dịch và hệ thần kinh. Sau sinh mổ, mẹ nên ăn thực phẩm giàu canxi để nhiều sữa và tốt cho xương khớp. Khi con bú mẹ, một lượng canxi đáng kể sẽ vào cơ thể, giúp con có được hệ xương khớp chắc khỏe và hàng rào đề kháng tốt. Các thực phẩm giàu canxi mẹ nên ăn là: đậu hũ, cải xoăn, sữa, rau chân vịt...
Chất xơ: ngay cả khi vết thương đang bắt đầu lành lại thì người mẹ vẫn phải đối mặt với những trận táo bón khủng khiếp, khiến mẹ mệt mỏi mỗi khi đi vệ sinh, không dám ăn uống và lượng sữa lại ngày một ít đi. Các thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh và hoa quả tươi sẽ giúp mẹ đẻ mổ giải quyết vấn đề này. Mẹ nên ăn ít nhất 2 phần rau xanh và 3 phần hoa quả tươi mỗi ngày.
Các loại rau nhiều sữa cho mẹ sau sinh
1. Rau khoai lang
2. Cà rốt
3. Rong biển
4. Rau thì là
5. Quả hạch
6. Các loại đậu đỗ
7. Nấm
8. Hạt và cỏ cà ri
9. Hoa chuối
10. Giá đỗ
11. Rau mùi
12. Sung
13. Rau đay
14. Đu đủ
15. Cà chua
16. Rau mồng tơi
17. Ngó sen
18. Mướp đắng
19. Hoa bí
20. Măng tây
21. Bí đỏ
22. Rau bina
Hoa quả lợi sữa cho mẹ sau sinh
1. Quả cam
2. Chuối tiêu.
3. Đu đủ
4. Quả sung
5. Dâu tây.
6. Quả bơ
7. Hồng xiêm
8. Dừa non
9. Vú sữa
10. Quả na
11. Quả mơ
12. Quả táo
Tham khảo thực đơn gọi sữa được nhiều bà mẹ áp dụng nhất
Thứ | Sáng | Bữa phụ sáng | Trưa | Bữa phụ chiều | Tối | Bữa phụ tối (trước 22h00) |
Hai | – Ngũ cốc pha sữa – 2 miếng dưa hấu | – 1 hộp sữa chua | – Cơm trắng/cơm gạo lứt – Canh mộc nhĩ nấu giò heo – Rau lang luộc – Thịt rim nước mắm – 1 miếng đu đủ | – Ngũ cốc pha sữa | – Cơm trắng/cơm gạo lứt – Canh tôm viên nấu bầu – Bông cải xanh luộc – Thịt gà kho khoai tây – 1 quả vú sữa | – 1 cốc sữa đậu nành ấm |
Ba | – Cháo lươn – 2 miếng dưa hấu | – Bơ dầm sữa đặc | – Cơm trắng/cơm gạo lứt – Canh gà ác tần thuốc bắc – Đậu cove luộc – Nửa quả táo | – Cháo lươn – 2 miếng dưa hấu | – Cơm trắng/cơm gạo lứt – Canh rau ngót nấu thịt nạc – Chả cua đồng – Rau ngót luộc – 1 quả chuối chín | – 1 cốc sữa đặc pha nước ấm |
Tư | – Bún gà – Vài quả nho | – Chè mè đen | – Cơm trắng/cơm gạo lứt – Canh bí đỏ nấu sườn non – Thịt bò xào – Đậu phụ kho thịt – Vài quả nhãn | – Chè mè đen – Vài quả nho | – Cơm trắng/cơm gạo lứt – Canh đậu phụ rong biển – Thịt bò kho khoai tây – Bông cải xanh luộc – 1 miếng thanh long | – Ngũ cốc pha sữa |
Năm | – Cháo chân dê – Vài quả dâu tây | – Sữa chua dầm hoa quả | – Cơm trắng/cơm gạo lứt – Canh cua rau đay – Rau lang luộc – Cá chép kho sung – 2 miếng dưa hấu | – Cháo chân dê – Vài quả dâu tây | – Cơm trắng/cơm gạo lứt – Canh rau củ thập cẩm – Giá đỗ xào thịt bò – Thịt gà luộc – 2 múi bưởi | – 1 cốc sữa đậu nành ấm |
Sáu | – Khoai lang luộc – 1 cốc sữa ấm | – Chè đậu xanh rong biển | – Cơm trắng/cơm gạo lứt – Canh đậu tương nấu sườn non – Thịt vịt om sấu/me – Nem rán – 1 quả cam | – Khoai lang luộc | – Cơm trắng/cơm gạo lứt – Canh mướp nấu rau đay – Măng tây xào tôm – Thịt ba chỉ kho trứng cút – 1 quả kiwi | – Chè đậu xanh rong biển |
Bảy | – Cơm cuộn rong biển – 1 miếng xoài | – 1 quả trứng vịt lộn | – Cơm trắng/cơm gạo lứt – Canh cải cúc nấu thịt băm – Sườn rim mặn – Đậu phụ chiên – 1 quả chuối chín | – Cơm cuộn rong biển – 2 miếng dưa hấu | – Cơm trắng/cơm gạo lứt – Cá mòi kho sườn non – Rau lang luộc – Nửa quả ổi | – Bơ dầm sữa đặc |
Chủ nhật | – Cháo rau ngót thịt lợn – 1/4 quả dứa | – 1 cốc sữa ấm | – Cơm trắng/cơm gạo lứt – Canh hoa chuối nấu cá quả – Thịt bò xào – Cải xoăn hấp – Vài quả nho | – Cháo rau ngót thịt lợn | – Cơm trắng/cơm gạo lứt – Nấm hương nấu rau củ – Thịt chân giò luộc – Rau ngót luộc – Nửa quả táo | – 1 cốc sữa ấm |
Có thể thấy, các món ăn giúp mẹ có nhiều sữa kể trên đều là những món ăn đơn giản, không quá cầu kỳ. Việc thay đổi thức ăn phong phú và đủ chất sẽ giúp mẹ ăn ngon miệng hơn, hấp thu được nhiều dưỡng chất cần thiết, từ đó tăng hiệu quả “sản xuất” sữa nuôi con.