Có hàng trăm triệu con mạt bụi nhà và nấm mốc có thể đang sống trên gối nằm của bạn. Mạt bụi nhà là một loại mạt thuộc họ nhện, có kích thước khoảng 1/4mm nên người không thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Chúng thường sống trong bụi nhà, giường chiếu, chăn nệm. Đặc biệt, nấm mốc phát ra các phân tử rất mịn, chẳng hạn như bào tử, các phân tử này nhẹ đến nỗi chúng dễ dàng bay lơ lửng trong không khí. Mặc dù các bào tử nấm mốc tồn tại ở nhiều nơi khác nhau như giường, bàn làm việc, bàn ăn nhưng các chuyên gia khẳng định rằng gối nằm là thứ cần phải lưu ý nhất.

Bởi vì gối nằm được sử dụng hàng ngày nhưng lại rất khó để giữ chúng luôn sạch sẽ. Hơn nữa, nó tương đối dễ xâm nhập vào cơ thể do được đặt gần đường hô hấp nhất như mũi, miệng. Nói cách khác, chỉ cần giữ cho gối nằm sạch sẽ là có thể ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp.

Giáo sư Rob Dunn cho biết: "Gối chứa hàng trăm triệu tế bào da chết và gàu, vì vậy đó là nơi tốt nhất cho mạt bụi nhà và nấm mốc phát triển" và "Các chất độc hại trong gối có thể xâm nhập qua đường hô hấp và gây viêm nhiễm khi ngủ".

Tất nhiên, điều này có thể không ảnh hưởng đến người khỏe mạnh có cơ quan hô hấp và khả năng miễn dịch mạnh mẽ. Khi nấm mốc xâm nhập vào cơ thể, các tế bào miễn dịch sẽ phản ứng và tấn công nấm mốc. Tuy nhiên, những bệnh nhân mắc các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, phổi tắc nghẽn mãn tính, giãn phế quản, bệnh nhân đã từng phẫu thuật phế quản, người có ống phế quản nhạy cảm nên cẩn thận vì rất dễ bị nấm mốc xâm nhập vào.

Nấm mốc có thể gây ra các phản ứng dị ứng và các triệu chứng như thở khò khè và ho. Nếu cơ thể tiếp xúc liên tục với nấm mốc, có thể phát triển một bệnh nan y gọi là aspergillus phổi mãn tính. Viện Nghiên cứu Y tế Quốc gia của Hàn Quốc cho biết: "Các triệu chứng điển hình của Aspergillus phổi mãn tính tương tự như các triệu chứng cảm lạnh như sốt, ho và khó thở, nhưng trong những trường hợp nghiêm trọng, có thể kèm theo ho ra máu và lan đến tận xoang mũi" và "Ngoài ra, nếu nấm Aspergillus phát triển trong phổi, nó có thể phát triển thành một khối nấm". Nếu không được điều trị bằng thuốc kịp thời, nó có thể gây tổn thương phổi và gây tử vong. Trong trường hợp này, cần phải phẫu thuật để loại bỏ khối nấm hoặc loại bỏ một số tế bào phổi đã di căn.

Như với bất kỳ căn bệnh nào, việc phòng ngừa là quan trọng nhất. Đặc biệt, Aspergillus rất khó chữa khỏi và các triệu chứng có thể thuyên giảm bằng cách điều trị liên tục. Dùng steroid và thuốc chống nấm với mục đích kiểm soát phản ứng miễn dịch quá mẫn cảm có thể cải thiện các triệu chứng ở một mức độ nào đó. Ngoài ra, chăn ga gối nệm cũng nên được giặt 1-2 tuần một lần để giữ sạch sẽ. Phơi dưới ánh nắng mặt trời để khử trùng cũng là một cách.