Chỉ số huyết áp bao nhiêu thì gọi là tăng huyết áp?
Theo Hiệp hội Tim mạch Việt Nam, huyết áp dưới 120/80 mmHg được coi là mức bình thường.
Khi huyết áp luôn ở mức từ 140/90 mmHg trở lên thì được xem là tình trạng tăng huyết áp.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 2015 trên toàn thế giới có 25% nam giới, 20% nữ giới bị tăng huyết áp.
Nghiên cứu gần đây cho thấy, gần 1/3 người lớn ở thành thị vùng Đông Nam Á có tăng huyết áp.
Riêng tại Việt Nam, tỉ lệ tăng huyết áp là 25% đối với người trên 25 tuổi, trong đó gần 60% người bị tăng huyết áp chưa được phát hiện và trên 80% chưa được điều trị.
Cách đo huyết áp: mỗi lần đo huyết áp cần đo hai lần liên tiếp, cách nhau khoảng 1 phút ở tư thế ngồi.
Cần đo huyết áp 2 lần trong một ngày, tốt nhất là một lần vào buổi sáng và một lần vào buổi tối.
Nếu người có huyết áp bình thường, cần đo lại huyết áp định kỳ 1 năm 1 lần.
Nếu người có nguy cơ cao, người tiền tăng huyết áp cần 3 đến 6 tháng đo huyết áp định kỳ.
BS Hà Hải Nam - Bệnh viện K (Hà Nội)
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....