Trường hợp được nhất đến là một nghiên cứu sinh hơn 20 tuổi sống ở Đài Loan, cơ thể vốn cường tráng, cao 1m8, chơi thể thao giỏi. Thế nhưng trong 1-2 năm gần đây người này cảm thấy sức khỏe có dấu hiệu sa sút, nhưng chủ quan do làm việc quá sức mà bỏ qua không đi khám.

Trong 1-2 năm gần đây, nam bệnh nhân thường cảm thấy sức khỏe có dấu hiệu sa sút. Ảnh minh họa: Internet

Đến 1-2 tháng gần đây, dấu hiệu ngày càng rõ, không những vậy nước tiểu có bọt nhiều, dấu hiệu chán ăn, cơ thể có mùi nước tiểu, miệng hôi khi nói chuyện… Khi đi kiểm tra sức khỏe thì phát hiện thấy nồng độ hemoglobin là 6g/dL (người bình thường cùng độ tuổi là 14~15g/dL). Xét nghiệm creatinin, phát hiện vượt quá 15mg/dL (người bình thường dưới 1mg/dL), chẩn đoán sơ bộ suy giảm chức năng thận.

Theo bác sĩ điều trị thì nan bệnh nhân này bị dị tật thận bẩm sinh, gồm một quả thận lớn và một quả thận nhỏ. Nhưng do đi khám quá muộn màng, khi phát hiện bệnh thì bệnh nhân phải tiến hành chạy thận do bệnh nhân đã mắc hội chứng urê huyết.

Hội chứng huyết tán - tăng urê huyết là tình trạng tan máu, giảm tiểu cầu và chấn thương thận cấp tính. Hội chứng này xảy ra khi khi các mạch máu nhỏ trong thận bị tổn thương và viêm, làm hình thành cục máu đông (huyết khối). Các cục máu đông làm tắc nghẽn hệ thống lọc của thận và dẫn đến suy thận, có thể đe dọa đến tính mạng. 

Các hội chứng tăng Ure máu huyết tán

Hội chứng tăng Ure tùy vào mức độ sẽ có triệu chứng bệnh khác nhau. Tuy nhiên, thông thường người bệnh sẽ thấy các dấu hiệu như:

Triệu chứng hô hấp trong hội chứng tăng ure máu: Người bị hội chứng tăng Ure nếu để ý sẽ thấy hơi thở có mùi Amoniac, nhịp tim bị rối loạn. Đặc biệt khi hôn mê, hơi thở của người bệnh rất chậm và yếu.

Hơi thở có mùi, nước tiểu có bọt là một trong những biểu hiện của bệnh. Ảnh minh họa: Internet

Triệu chứng thần kinh: Nếu người bệnh mới bị hội chứng tăng Ure máu, tình trạng bệnh vẫn còn nhẹ sẽ có dấu hiệu cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt hay buồn ngủ. Tuy nhiên nếu hội chứng tăng ure máu kéo dài sẽ khiến bệnh nhân rơi vào tình trạng thần trí lơ mờ thậm chí bị hôn mê, co giật, đồng tử co lại,…

Dấu hiệu hội chứng tăng Ure máu thể hiện ở tiêu hóa: Người bệnh thường xuyên ăn không ngon, bụng đầy hơi, có cảm giác buồn nôn và nôn, tiêu chảy,…

Bất thường ở tim mạch: Dấu hiệu này sẽ thấy rõ nhất ở giai đoạn cuối viêm thận. Người bệnh có dấu hiệu huyết áp cao, nếu không điều trị kịp thời có khả năng dẫn tới trụy tim.

Những ai thường mắc phải hội chứng huyết tán tăng ure máu (HUS)?

Tất cả mọi người đều có khả năng mắc phải hội chứng tăng ure máu này. Tuy nhiên, bệnh phổ biến nhất ở trẻ em dưới 4-5 tuổi. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin chính xác về tình trạng bệnh của bạn.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc hội chứng huyết tán tăng ure máu (HUS)?

Có rất nhiều yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc HUS bao gồm:

- Độ tuổi: Trẻ em dưới 5 tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh này.

- Di truyền: những người có sự thay đổi trong gen di truyền khiến họ dễ mắc bệnh hơn.

- Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh.

- Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Trường hợp của nam bệnh nhân trên mắc hội chứng urê huyết là do bẩm sinh 2 quả thận không đều. Ảnh minh họa: Internet

Bác sĩ chia sẻ bí quyết kiểm tra chức năng thận như sau:

Nếu thấy bọt xuất hiện nhiều trong lần đi tiểu đầu tiên sau khi thức dậy và đợi 10 phút nhưng bọt vẫn chưa tan hết thì chúng ta có thể hoài nghi các vấn đề về thận.

Khi nhận thấy chi dưới phù nề, dùng tay bấm vào chi dưới nhưng da không đàn hồi thì việc phù nề chi dưới có thể do mắc bệnh thận.

Huyết áp cao nhưng không rõ nguyên nhân cũng có thể liên quan vấn đề về thận.