Một trường hợp cụ thể cho tình trạng này là bà Lý (63 tuổi, sống tại Hải Ninh, Chiết Giang). Theo bà cho biết, hôm đó bà Lý đã làm món đậu kiếm xào cho bữa tối. Trong quá trình nấu ăn, bình ga của đột nhiên hết. Nếm thử thấy đậu chưa chín kỹ nhưng cũng đã vừa ăn, bà quyết định dọn nó ra bàn.
Vì răng kém nên chồng bà chỉ ăn 1,2 miếng, còn toàn bộ đĩa đậu được bà Lý ăn hết. Vào 10h tối cùng ngày, người phụ nữ này có triệu chứng ngộ độc thực phẩm như tiêu chảy, nôn mửa và mệt mỏi.
Giá đình đã đưa bà đến Trung tâm y tế của thị trấn để truyền nước biển. Nhưng sau 3 ngày bà vẫn chưa đi tiểu được, nên đã chuyển tuyến để được điều trị tốt hơn. Bà được kết luận suy thận giai đoạn 5.
Trường hợp của bà được xem là vụ ngộ độc điển hình. Vì trong đậu kiếm có chứa ancaloit - một chất độc có thể tiêu diệt khi nấu đủ chín. Tuy nhiên, bà Lý lại ăn hết đĩa đậu kiếm chưa được nấu chín kỹ, sự hấp thụ chất độc này đã gây suy thận cấp, triệu chứng dễ thấy là nước tiểu không được sản xuất bình thường.
Cũng theo vị bác sĩ này thì chỉ số creatinin, phản ánh chức năng thận của bà Lý đã tăng lên hơn 600, vượt quá 6 lần giới hạn của người bình thường. Nếu không được điều trị kịp thời, có nguy cơ bị ngừng tim đột ngột, khiến máu không lưu thông, gây đột quỵ. Sau khi nhập viện, bà Lý đã được yêu cầu chạy thận nhân tạo.
Mỗi món ăn sẽ có những đặc tính riêng mà khi chế biến chúng ta cần lưu ý, vì đôi khi làm sai cách có thể dẫn đến nguy hiểm của tính mạng và sức khỏe. Dưới đây là 5 loại rau củ có thể gây ngộ độc thực phẩm nếu chế biến, sơ chế không kỹ.
Cà chua xanh: Quả này chứa chất độc là solanine. Nếu ăn khi chưa nấu chín kỹ, chất này có thể gây buồn nôn, nôn, da bầm tím, chảy nước miếng, chóng mặt và các triệu chứng ngộ độc khác. Đặc biệt, khi ăn sống còn nguy hiểm cho tính mạng.
Đậu cove chưa nấu chín: Đậu cove là thực phẩm nhiều gia đình yêu thích nhưng bạn sẽ bất ngờ khi biết chúng có chứa độc tố saponin. Các triệu chứng thường bắt đầu là buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi, chóng mặt, nhức đầu… với thời gian ủ bệnh là từ 1 đến 5 giờ.
Rau mầm: Các loại rau mầm rất giàu chất xơ, nhưng vì phát triển ở môi trường nhiều độ ẩm, có thể chứa vi khuẩn có hại như E. coli, Salmonella và Listeria, dễ gây ngộ độc cho con người. Nếu ăn rau mầm không nấu chín, không rửa sạch kỹ lưỡng thì rất nguy hiểm.
Súp lơ: Đây là loại rau có nhiều công dụng cho sức khỏe, nhưng vì cấu tạo phức tạp, bề mặt không bằng phẳng sẽ dễ tạo cơ hội cho các loại ký sinh trùng ẩn náu, nếu không vệ sinh kỹ, nấu chín kỹ thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người nếu ăn phải.
Măng: Trong măng có độc tố cyanide, độc tố này khi đi qua đường tiêu hóa sẽ biến thành axit cyanhydric (HCN), gây hại cho cơ thể. Không muốn ngộ độc thì sau khi mua măng về, chúng ta nên rửa sạch, ngâm muối, sau đó luộc kỹ 3 lần và hãy mở vung để độc tố bay đi.
Ngoài ra, những người bị suy thận như bà Lý nên lưu ý đến chế độ dinh dưỡng để tránh gây ra biến chứng nguy hiểm.
Bổ sung những loại rau chứa ít đạm: Bí đỏ, bí xanh, dọc mùng, cần ta, su su, đu đủ xanh, súp lơ, bắp cải, ớt chuông, hành tây, cải lông, củ cải đỏ, cải củ turnip. Đây là các loại rau củ chứa nhiều vitamin C, K, B rất tốt cho sức khỏe.
Ăn các loại quả ngọt như: Xoài, đu đủ chín, táo ngọt, nho đỏ, việt quất, dứa… là các loại quả có chứa nhiều chất oxy hóa, vitamin và khoáng chất rất tốt, những người mắc ung thư, tiểu đường và suy giảm trí tuệ.
Bị suy thận giai đoạn cuối nên ăn các loại thịt ức gà, thịt thăn lợn, cá hồi, cá chẽm, trứng là các loại nạp protein nhưng cũng cần 1 giới hạn thích hợp. Những loại này không chứa nhiều kali, natri và photpho.
Bổ sung các loại sữa hạt, hạt đậu đỏ, hạt óc chó, hạt macca, kiều mạch, hạt bulgur. Những loại hạt này giúp tăng cường chất béo lành mạnh cho cơ thể người bị thận.
Bổ sung thêm các loại tinh bột như gạo, sắn dây, miến phở hoặc khoai lang, khoai sọ, bánh cuốn, bánh canh, bún…
Sử dụng các loại chất béo có nguồn gốc từ thực vật như dầu đậu nành, dầu mè để nạp được những loại chất béo tốt vào cơ thể.