Cảnh báo: Bệnh thoái hóa khớp đang bị trẻ hóa, ai cũng có thể mắc phải
Thoái hóa xương khớp là gì?
Cấu tạo của một khớp gồm có xương, sụn, màng hoạt dịch khớp, gân, cơ, dây chằng. Ở các khớp nguyên vẹn (khỏe mạnh), phần đầu khớp trơn láng và cấu trúc xương dưới sụn ổn định.
Thoái hóa xương khớp (viêm xương khớp do thoái hóa) là tình trạng tổn thương sụn, xương dưới sụn và suy giảm chất lượng dịch khớp. Khi khớp bị thoái hóa, lớp sụn bị bào mòn, xù xì, thậm chí khiến phần đầu xương dưới sụn trơ ra. Việc thay đổi cấu trúc vùng xương dưới sụn sẽ dẫn đến phản ứng tạo chất gây viêm, xuất hiện các triệu chứng đau đớn, sưng tấy.
Trao đổi với Phụ nữ sức khỏe, ông Bạch Đình Trung Kiên, Chuyên viên khoa Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng Đông y bệnh viện quận Tân Phú (TP HCM), cho biết: "Thoái hóa xương khớp được hiểu đơn giản là sự xuống cấp của các khớp. Cùng với sự lão hóa của cơ thể, các khớp sẽ bị hư dần. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, quá trình thoái hóa khớp sẽ diễn ra nhanh chóng và nặng nề hơn".
Biểu hiện của bệnh thoái hóa khớp
Ở những giai đoạn đầu, người bị thoái hóa khớp thường gặp các triệu chứng viêm, sưng tấy và đau đớn mỗi khi vận động hay thay đổi tư thế.
Người bệnh thường vận động khó khăn, việc đi lại và sinh hoạt gặp nhiều trở ngại; nếu ngồi quá lâu thường xảy ra tình trạng cứng khớp khoảng 30 phút. Khi bệnh nhân co duỗi hay nghe khớp phát ra tiếng lạo xạo, lục cục và đi kèm với những cơn đau.
Ở những giai đoạn sau, cơn đau có thể đến bất cứ lúc nào và xuất hiện theo từng đợt kéo dài rồi giảm, trở đi trở lại nhiều lần. Đặc biệt, vào mùa đông, bệnh nhân thoái hóa khớp thường đối diện với những cơn đau nhức liên tục.
Nếu không phát hiện những biểu hiện trên và kịp thời chữa trị, bệnh nhân thoái hóa khớp có thể gặp phải những biến chứng cực kỳ nguy hiểm như khớp tê, sưng, teo cơ, biến dạng xương, thậm chí có thể gây ung thư xương, tàn phế,… Các khớp xương dễ bị thoái hóa là gối, khớp háng, ngón tay, bàn chân, cột sống, thắt lưng, đốt sống cổ,...
Các nguyên nhân gây thoái hoá khớp
Nguyên nhân nguyên phát
Theo chia sẻ của ông Bạch Đình Trung Kiên: "Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến thoái hóa khớp là tuổi già. Khi về già, hầu như tất cả các cơ quan đều bị lão hóa ở một mức độ nhất định. Tuy nhiên, nếu người lớn tuổi tiếp tục làm những công việc nặng nhọc, ăn uống không khoa học thì quá trình thoái hóa sẽ diễn ra nhanh hơn và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Bên cạnh đó, người bị tiểu đường, béo phì hay thừa cân cũng dễ dàng bị thoái hóa xương khớp".
Theo quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, các tế bào sụn cũng giảm dần chức năng tổng hợp các chất tạo nên sợi colagen và mucopolysaccaride khiến chất lượng sụn trở nên kém và mất khả năng đàn hồi.
Thoái hóa khớp liên tục tăng ở những người sau 30 tuổi và tăng mạnh ở tuổi 65. Đặc biệt, ở độ tuổi dưới 50, phụ nữ sẽ bị nhiều hơn nam giới và thông thường tập trung ở các khớp gối hoặc khớp bàn tay...
Ngoài ra, dị dạng bẩm sinh làm thay đổi diện tì nén bình thường của khớp và cột sống khiến một số khớp phải chịu áp lực quá tải, lâu dài gây ra thoái hóa. Người có cơ địa già trước tuổi và nhiều yếu tố di truyền khác cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh thoái hóa khớp.
Nguyên nhân thứ phát
Các nguyên nhân thứ phát dẫn đến thoái hóa khớp bao gồm: Chấn thương do tai nạn, thừa cân, béo phì, tăng tải trọng do nghề nghiệp,... Bên cạnh đó, thiếu và rối loạn hormon trong thời kì mãn kinh, đái tháo đường, loãng xương do nội tiết... cũng làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp.
Tại sao thoái hóa khớp đang có xu hướng trẻ hóa?
Theo nhiều thống kê, bệnh thoái hóa xương khớp đang có xu hướng trẻ hóa. Không chỉ phổ biến ở những người làm việc khối văn phòng, thanh thiếu niên trẻ tuổi cũng dễ dàng mắc phải căn bệnh này.
"Hiện nay, trung bình mỗi ngày chúng tôi tiếp nhận khoảng 300 ca xoay quanh các vấn đề về lưng, 100 ca liên quan đến thoái hóa khớp gối, vai và cổ. Trong đó, số người trẻ mắc bệnh xương khớp xuất hiện nhiều hơn so với những năm trước.
Theo đánh giá ban đầu, tình trạng này xảy ra do thanh thiếu niên cũng như người làm việc ở văn phòng thường ít hoạt động. Ngày qua ngày, việc lười vận động đã dẫn đến khớp, dây chằng và các cơ không được "luyện tập" để tăng cường khả năng chịu lực.
Đồng thời, vì lười hoạt động nên quá trình tạo chất nhầy của sụn và màng hoạt dịch khớp cũng bị trì trệ khiến quá trình thoái hóa khớp diễn ra nhanh chóng hơn" - Chuyên viên Vật lý trị liệu Bạch Đình Trung Kiên chia sẻ.
Như vậy, nguyên nhân dẫn đến thoái hóa xương khớp bị trẻ hóa là chế độ sinh hoạt và ăn uống không khoa học. Vì thanh thiếu niên ngồi liên tục và lười vận động nên các khớp không được ma sát thường xuyên để tạo ra chất nhầy cũng như nâng cao khả năng chịu lực.
Do đó, các bạn trẻ cũng như người làm việc ở khối văn phòng hãy thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao để nâng cao thể lực cũng như cải thiện sức khỏe hệ xương khớp.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....