Cách xử lý nước để người dân vùng bão lụt có nước sạch sử dụng
Sau mưa bão, ngập lụt, tại những vùng bị thiên tai, nguồn nước thường bị bẩn, ô nhiễm do các chất thải từ cống rãnh, bùn đất, xác động vật chết… lẫn vào nước nước sông, suối, ao hồ.
Tại các khu vực bị ngập nước, các nguồn nước, công trình cấp, thoát nước, công trình vệ sinh bị phá hủy khiến tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt càng trở nên nghiêm trọng.
Nguồn nước nhiễm bẩn khiến vi khuẩn, virus và ký sinh trùng có điều kiện sinh sôi, phát, dẫn đến lan truyền mầm bệnh.
Để người dân vùng bão lụt có nước sạch sử dụng, Cục Quản lý Môi trường y tế, Bộ Y tế hướng dẫn cách xử lý nước mùa mưa lũ như sau:
- Ở những vùng ngập lụt sau bão, người dân cần triển khai thau rửa và khử trùng bể chứa, dụng cụ chứa nước ăn uống, sinh hoạt bằng chế phẩm khử khuẩn đã được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành còn hiệu lực để đảm bảo có nguồn nước sinh hoạt đảm bảo, phòng chống dịch bệnh.
- Các hóa chất mà người dân có thể sử dụng để khử trùng nước, nước giếng như: Bột Cloramin B liều 10g/mét khối nước; Clorua vôi 20% liều 13g/mét khối nước; hoặc Clorua vôi 70% liều 4g/mét khối nước.
Cách xử lý nước giếng
- Múc 1 gầu nước, hòa lượng hóa chất như trên vào, khuấy cho tan hết.
- Sau đó tưới đều gầu nước này vào giếng; thả cho gầu chìm sâu đến nửa cột nước rồi kéo lên, kéo xuống khoảng 10 lần cho hòa đều.
- Tiếp đó múc nước giếng đã khử trùng dội lên thành giếng để khử trùng.
- Để nước giếng trong khoảng 30 phút, sau đó có thể múc lên sử dụng được.
- Người dân cần lưu ý, với nước đã xử lý khi múc lên vẫn chưa được trong hoàn toàn thì cần phải cho thêm bột Cloramin B để tiếp tục xử lý.
- Nước đã được khử trùng bằng Cloramin B vẫn phải đun sôi mới được uống.
- Sau khi khử trùng, người dân ngửi thấy nước có mùi Clo thì việc khử trùng mới có tác dụng.
- Nếu người dân không có hóa chất khử trùng nước, chỉ ăn uống nước đã đun sôi 10 phút trở lên và không ăn các loại rau sống rửa bằng nước chưa khử trùng.
Cách làm sạch nước bằng phèn chua
- Sử dụng 1g phèn chua cho 20 lít nước.
- Hòa lượng phèn chua tương đương thể tích nước cần làm trong vào 1 gáo nước cho tan hết.
- Đổ gáo nước vào chum, vại, lu, thùng... rồi khuấy đều.
- Chờ 30 phút cho cặn lắng hết xuống đáy rồi gạn lấy nước trong.
- Nếu người dân không có phèn chua thì có thể dùng vải sạch để lọc nước loại bỏ cặn bẩn, làm vài lần cho đến khi được nước trong.
Với nước ăn uống, quy trình xử lý chung như sau:
+ Làm trong nước bằng phèn chua hoặc vải lọc.
+ Khử trùng nước đã làm trong bằng Cloramin B hoặc Clorua vôi.
+ Đun sôi lên và có thể sử dụng để ăn, uống.
Virus HMPV đang lây lan ở Trung Quốc nguy hiểm như thế nào?
Trung Quốc đang chứng kiến số ca nhiễm trùng đường hô hấp bao gồm các trường hợp nhiễm virus metapneumovirus...
Nước rửa bát có độc hại không?
Nước rửa bát có thể có các chất hóa học độc hại nếu sử dụng không đúng cách hoặc nếu...
6 điều cần làm khi đi bộ để cải thiện sức khỏe tim
Tăng tốc độ, đặt mục tiêu cụ thể, kết hợp bài tập thở hay hòa mình vào thiên nhiên là...
Những dấu hiệu phổ biến giúp phát hiện đột quỵ
Bước vào đợt rét đậm, trung bình mỗi ngày, một trung tâm y tế ở Quảng Ninh tiếp nhận khoảng...