Nguyên nhân trẻ bị đờm ở cổ

Không nguy hiểm như suy nghĩ của nhiều người, thực tế đờm chính là chất nhầy được cơ thể sản sinh để ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn có hại. Khi việc sản sinh và loại bỏ chất nhầy mất cân bằng, làm lượng chất nhầy bị ứ đọng quá nhiều sẽ tạo thành đờm.

Trong thời gian 1 năm đầu sau khi sinh, khả năng loại bỏ chất nhầy ở trẻ còn kém  - Ảnh minh họa: Internet

Trong thời gian 1 năm đầu sau khi sinh, khả năng loại bỏ chất nhầy ở trẻ còn kém nên các bé thường có đờm trong khoang mũi, họng. Chất nhầy tích tụ càng nhiều sẽ làm trẻ càng khó hít thở, thở khò khè hoặc tạo thành phản xạ ho, tống đờm ra ngoài cơ thể.

Đa số các trường hợp trẻ sơ sinh thở khò khè như có đờm thường không liên quan đến cảm lạnh hay cảm cúm. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên loại trừ những nguyên nhân liên quan đến bệnh lý. Bởi trong giai đoạn sơ sinh, sức đề kháng của trẻ còn rất yếu, vì vậy bé rất dễ bị vi khuẩn tấn công, hoặc lây nhiễm bệnh từ người xung quanh.

Đờm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sơ sinh như thế nào?

Khi có đờm, trẻ ho rất nhiều và kèm theo trẻ bị sổ mũi. Sự tắc nghẽn này có thể khiến trẻ thở khò khè, khó thở, nhất là khi ngủ trưa.

Ho là cơ chế tự nhiên mà qua đó đờm bị trục xuất khỏi cơ thể. Tuy nhiên, có khi trẻ ho rất nhiều, cảm thấy mệt mỏi mà đờm không bị trục xuất ra ngoài. Do đó, ho dai dẳng gây nên cảm giác khó chịu, đặc biệt là với trẻ sơ sinh.

Khi có đờm, trẻ ho rất nhiều và kèm theo trẻ bị sổ mũi - Ảnh minh họa: Internet

Đờm ở trẻ sơ sinh có thể gây nguy hiểm vì hệ hô hấp của trẻ chưa hoàn thiện, các phản xạ của trẻ cũng chậm, vì vậy trẻ không thể nuốt hoặc ho tốt. Các bậc cha mẹ cần lưu ý các cách trị đờm cho trẻ sơ sinh để chữa khỏi tình trạng này cho con một cách nhanh chóng.

Cách chữa đờm hiệu quả nhất nhưng lại vô cùng đơn giản

Không giống người lớn có thể chủ động “tống” đờm bằng cách hỉ mũi hay khạc nhổ, trẻ sơ sinh phải cần tới sự hỗ trợ của mẹ và bộ dụng cụ hút mũi. Và một trong những cách trị đờm cho trẻ sơ sinh chính là hút mũi cho bé.

Hút mũi là việc tương đối khó chịu cho bé, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Do đó, mẹ cần làm thật nhẹ nhàng và thực hiện từng bước sau đây để việc hút mũi đạt hiệu quả cao nhất:

Dùng nước muối sinh lý dành cho trẻ em (nồng độ 0,9%) nhỏ vào mũi của bé để làm ẩm, lỏng các chất nhầy. Bước này sẽ giúp mẹ dễ hút chất nhầy ra ngoài, đồng thời giúp bé đỡ đau hơn.

Chú ý làm thật nhẹ nhàng, tránh tổn thương niêm mạc mũi của trẻ - Ảnh minh họa: Internet

Đặt bé nằm trên gối hoặc nằm nghiêng một bên. Tay bóp nhẹ bóng của dụng cụ hút, sau đó đưa đầu hút vào một bên mũi của bé. Chú ý làm thật nhẹ nhàng, tránh tổn thương niêm mạc mũi của trẻ.

Dùng ngón tay đè nhẹ cánh mũi bên còn lại, từ từ thả bóng ra, dịch sẽ bị hút vào bóng. Lau sạch đầu hút. Tiếp tục làm với bên mũi còn lại.

Mẹ có thể hút mũi cho bé thêm lần nữa nếu sau 5 - 10 phút trẻ vẫn còn khò khè, khó chịu. Tuy nhiên, số lần hút mũi không quá 4 lần/ngày. Hút mũi quá nhiều có thể gây phản ứng ngược gây kích ứng niêm mạc và làm tình trạng ứ đọng chất nhầy trở nên nghiêm trọng hơn.

Cách vỗ rung đờm cho trẻ sơ sinh

Buổi sáng khi trẻ sơ sinh vừa thức dậy, cha mẹ hãy thực hiện các thao tác vỗ rung long đờm cho con.

Trước tiên, đặt trẻ nằm nghiêng một bên trên giường cứng. Chú ý không cho trẻ gối đầu mà cần lấy khăn bông mềm để kê dưới mông, kê sao cho mông với đầu trẻ tạo góc khoảng 15 độ.

Bằng cách chụm các ngón tay, mẹ vỗ liên tục lên lưng trẻ hướng từ phổi hướng về phía cổ, ở khâu này mẹ cần hết sức lưu ý cách chụm tay tạo thành một khoảng trống không khí để tránh làm trẻ bị đau.

Chụm tay tạo thành một khoảng trống không khí để tránh làm trẻ bị đau - Ảnh minh họa: Internet

Khi vỗ tạo cảm giác lồng ngực của bé rung lên từng nhịp. Để thông đờm từ dưới lên miệng, mẹ cần phải vỗ từ dưới vỗ lên. Thời gian mẹ cần vỗ cho bé là liên tục trong khoảng 3 phút.

Sau 3 phút vỗ lưng đẩy đờm, mẹ bế trẻ trên tay ở tư thế an toàn, sau đó day nhẹ ngón tay vào cổ trẻ, trẻ sẽ ho và bật được đờm ra ngoài. Mẹ lưu ý quan sát màu sắc của đờm như đờm trắng, loãng hay xanh, vàng đặc để báo cho bác sĩ khi thăm khám.

Cần lưu ý không nên dùng lực từ cánh tay mà nên dùng lực tại cổ tay để trẻ không bị đau. Thực hiện động tác vỗ từ 10 – 15 phút, đây là cách trị ho có đờm cho trẻ sơ sinh rất hiệu quả.

Làm ẩm không khí trong phòng

Duy trì độ ẩm lý tưởng trong phòng ngủ sẽ có tác dụng làm ẩm đường thở ở trẻ sơ sinh. Chất nhầy trong cổ họng trẻ được làm lỏng sẽ khiến bé dễ thở hơn.

Bên cạnh đó, máy tạo độ ẩm sẽ sinh ra hơi nước giúp làm ẩm đường mũi của trẻ, tạo điều kiện cho bé tống xuất ra toàn bộ đờm và chất nhầy.

Trị ho có đờm cho trẻ sơ sinh bằng cách dân gian

Cách trị đờm cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ

Trong Đông Y thường sử dụng hẹ trong nhiều bài thuốc trị ho có đờm cho trẻ sơ sinh, các mẹ có thể tham khảo như:

Đông Y thường sử dụng hẹ trong nhiều bài thuốc trị ho có đờm cho trẻ - Ảnh minh họa: Internet

Hẹ chưng đường phèn

Cách làm rất đơn giản. Mẹ chuẩn bị 5 - 7 lá hẹ, sau đó rửa sạch, cắt ngắn, trộn thêm 1 muỗng đường phèn. Hấp cách thủy 15 phút, chắt lấy nước. Cho trẻ uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 muỗng nhỏ. Uống khoảng 3 - 5 ngày sẽ thấy được tác dụng hiệu quả trong trị đờm cho trẻ sơ sinh.

Lá hẹ, hạt chanh và hoa đu đủ đực

Mẹ chuẩn bị một nắm lá hẹ, 10 - 20g hạt chanh, 15g hoa đu đủ đực đã rửa sạch, sau đó giã nát. Trộn đường phèn rồi hấp cách thủy 30 phút. Cho trẻ uống ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 1 muỗng canh khoảng 5ml.

Cách trị đờm cho trẻ sơ sinh bằng tinh dầu tràm

Tinh dầu tràm được chiết xuất từ cây tràm gió, có thể dùng để điều trị nhiều bệnh, nhất là các bệnh hô hấp. Hơn nữa, mùi hương của tinh dầu cũng giúp thanh lọc bầu không khí trong phòng cũng như đi vào hệ hô hấp, làm tan chảy các chất nhầy và đờm đặc trong đường thở, giúp bé hít thở dễ dàng hơn.

Mẹ có thể thử nhỏ vài giọt tinh dầu vào nước tắm của bé - Ảnh minh họa: Internet

Mẹ có thể dùng đèn xông tinh dầu để khuếch tán mùi hương hoặc nhỏ vài giọt tinh dầu vào nước tắm của bé. Một cách khác là mẹ có thể nhỏ tinh dầu vào khăn hoặc yếm của bé. Tuy nhiên, lưu ý không để tinh dầu chạm trực tiếp vào làn da của trẻ, nhất là tinh dầu cô đặc.

Cách trị đờm cho trẻ sơ sinh bằng rau diếp cá

Theo Đông y, diếp cá có vị tanh, khó sử dụng với lần đầu nhưng đây là loại dược liệu có công dụng rất lớn, không chỉ chữa trị ho có đờm ở trẻ sơ sinh mà còn có thể sử dụng điều trị rất nhiều những căn bệnh khác nhau như trĩ, viêm họng, táo bón…

Các mẹ lấy khoảng hơn 10 lá diếp cá, giã cho nhuyễn. Sau đó cho nước vo gạo vào, đun lên trong 20 phút. Chỉ sử dụng phần nước cốt, cho thêm đường để dễ uống hơn, cho trẻ sử dụng sau khi bú 1 giờ. Chú ý mẹ nên kiêng tôm, cua, thịt gà cho trẻ trong thời gian dùng thuốc.

Một số lưu ý khi trị đờm cho trẻ sơ sinh

Các mẹ cần hạn chế sử dụng một số thực phẩm dễ gây đờm cho bé thông qua bú mẹ như:

  • Các sản phẩm từ sữa như pho mát, sữa chua.
  • Các sản phẩm từ đậu nành.
  • Socola, bánh kẹo ngọt.
  • Đồng thời, bổ sung những thực phẩm có khả năng loại bỏ đờm, dịch nhầy trong cổ họng trẻ như:
  • Cho trẻ bú nhiều để làm loãng đờm, kết hợp với hút mũi để làm sạch dịch nhờn.
  • Thức ăn lỏng giúp bé dễ tiêu hóa và giảm bớt tắc nghẽn.

Có thể thấy, cách trị đờm cho trẻ sơ sinh rất đơn giản, các mẹ có thể thực hiện tại nhà bằng các bài thuốc dân gian hoặc chỉ cần vỗ lưng cho bé là được. Chị em có thể chọn lựa cách trị đờm cho bé của mình sao cho hiệu quả nhất.