Cách phân biệt sốt xuất huyết và sốt rét
Muỗi là vật trung gian truyền nhiều bệnh nguy hiểm cho con người, phổ biến nhất là sốt xuất huyết và sốt rét. Đặc biệt khi vào mùa mưa, muỗi sinh sôi và phát triển mạnh mẽ. Đây cũng là thời điểm dễ khiến bệnh bùng phát thành dịch nhất.
Cả sốt xuất huyết và sốt rét đều có các biểu hiện gần giống nhau như sốt, ớn lạnh. Do đó, nhiều người thường nhầm lẫn dẫn đến điều trị không đúng cách, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Cách phân biệt sốt xuất huyết và sốt rét đúng nhất
Nguyên nhân
Sốt xuất huyết: Lây truyền qua vết cắn của muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn). Muỗi mang mầm bệnh thường tấn công vào ban ngày.
Sốt rét: Do vết cắn của muỗi cái Anopheles. Bệnh thường gặp ở các vùng rừng núi, vùng ven biển nước lợ và dễ gây thành dịch. Muỗi sốt rét thường tấn công vào ban đêm.
Ủ bệnh
Sốt xuất huyết: Triệu chứng sốt xuất huyết xuất hiện 4 - 5 ngày sau khi bị cắn.
Sốt rét: Triệu chứng sốt rét xuất hiện 10 - 15 ngày sau khi bị cắn.
Triệu chứng
Sốt xuất huyết: Sốt xuất huyết thường khởi phát bằng cơn sốt liên tục kéo dài trong khoảng 3 - 4 ngày. Bệnh nhân có thể bị sốt từ 39,5 - 41,5 độ C, kèm theo đau đầu và đau xương khớp.
Sau giai đoạn sốt liên tục, người bệnh sẽ bị xuất huyết dưới da (phát ban) hoặc chảy máu cam, chảy máu chân răng. Nhiều trường hợp, người bệnh còn có các triệu chứng như buồn nôn, chán ăn, đau hốc mắt...
Sốt rét: Theo bác sĩ Lê Mạnh Hùng - Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, sốt rét không biến chứng có thể xuất hiện theo từng đợt và thường kéo dài từ 6 - 10 tiếng. Trong từng đợt, bệnh nhân sẽ trải qua 3 giai đoạn: Rét run, nóng và toát mồ hôi.
Giai đoạn rét run: Bệnh nhân sẽ cảm thấy lạnh cóng và toàn thân run rẩy.
Giai đoạn nóng: Người bệnh sốt cao từ 39 – 40 độ C, có thể từ 30 phút đến vài giờ.
Giai đoạn toát mồ hôi: Bệnh nhân vẫn cảm thấy mệt mỏi và bắt đầu toát nhiều mồ hôi trong khi cơ thể đã hạ sốt.
Tuy nhiên, nếu người bệnh xuất hiện thêm một trong số những triệu chứng sau đây, cần nhanh chóng đưa đến bệnh viện vì rất có thể sốt rét đã biến chứng.
+ Thay đổi hành vi bất thường
+ Mất nhận thức
+ Co giật
+ Thiếu máu (trông nhợt nhạt, cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt hoặc nhịp tim tăng nhanh)
+ Nước tiểu có màu đỏ hoặc tối màu
+ Khó thở
Cách phòng bệnh sốt xuất huyết và sốt rét
- Khi ngủ thì nên mắc màn để không bị muỗi đốt, dùng bình xịt côn trùng để diệt và đuổi muỗi.
- Mặc các loại trang phục có màu sáng thay vì quần áo tối màu để tránh thu hút muỗi.
- Vệ sinh nhà ở sạch sẽ, thoáng mát, sắp xếp quần áo, chăn màn gọn gàng để muỗi không có nơi trú ẩn.
- Nếu phát hiện ra những biểu hiện của bệnh, cần đưa ngay bệnh viện thăm khám để được bác sĩ tư vấn phương pháp chữa trị kịp thời.
Mùa mưa là thời điểm muỗi phát triển mạnh nhất, vì thế việc nắm rõ cách phân biệt sốt xuất huyết và sốt rét sẽ giúp bạn kịp thời phát hiện bệnh và điều trị đúng cách.
Bác sĩ nói gì về thói quen chạy bộ để giải rượu dịp Tết?
Sau khi uống rượu bia, nhiều người lựa chọn chạy bộ để giải rượu. Vậy phương pháp này có thực...
Không ngờ loại gia vị quen thuộc là 'cứu tinh' cho bệnh nhân thận, có sẵn trong bếp
Đối với người Việt Nam, từ lâu tỏi đã trở thành một loại gia vị không thể thiếu trong căn...
6 thay đổi nhỏ nhưng có lợi cho tim
Thay đổi lối sống đơn giản có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim mạch và sức...
Dùng tăm tre hay chỉ nha khoa tốt hơn?
Tăm tre và chỉ nha khoa đều là dụng cụ giúp làm sạch và loại bỏ thức ăn thừa trên...