Tùy thuộc vào phong tục mỗi nơi, mức độ đón Tết Thanh minh vì thế mà cũng có sự khác biệt nhất định. Người cỗ lớn, người cỗ nhỏ, tuy nhiên dù cầu kỳ hay đơn giản thì đều có mâm lễ vật dâng lên bàn thờ sau khi đi tảo mộ về.

"Thanh minh trong tiết tháng Ba/ Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh...". Câu này khiến mọi người nhớ đến rằng tết Thanh minh luôn diễn ra vào tháng 3 âm lịch. Tuy nhiên, năm Quý Mão nhuận tháng 2 nên tết Thanh minh nhằm vào 15/2 âm lịch.

Ngày tết Thanh minh gắn với nghi lễ tảo mộ, sửa sang lại phần mộ của gia tộc cho khang trang, sạch sẽ hơn. Vì thế, đây cũng là dịp để mọi người tri ân, tưởng nhớ những người thân đã mất. Trong ngày tết Thanh minh, người già hay trẻ đều ra phần mộ dòng họ để có trách nhiệm hơn với gia đình, bày tỏ lòng thành kính, biết ơn các thế hệ trước.

Tết Thanh minh. Ảnh: Internet

Rau ngải cứu lại có rất nhiều tác dụng cho sức khỏe. Ngải cứu vừa là cây rau vừa là cây thuốc thường thấy trong vườn của nhiều gia đình ở Việt Nam, với cách sử dụng đơn giản, hiệu quả mà chi phí thấp, nó xuất hiện trong nhiều bài thuốc cũng như món ăn hằng ngày. Cây ngải cứu có nhiều tác dụng như an thần, lợi mật, có thể kháng khuẩn, cầm máu... Theo kinh nghiệm dân gian, ăn rau ngải cứu có tác dụng trong điều trị kinh nguyệt không đều, đại tiểu tiện ra máu, chống đầy hơi, chướng bụng, táo bón...

Ngoài ra, ngải cứu có nhiều thành phần dinh dưỡng và tinh dầu, một số hoạt chất trong ngải cứu có tác dụng thúc đẩy sự tuần hoàn của máu, nhờ đó có thể cải thiện quá trình trao đổi chất, giúp da được nuôi dưỡng tốt hơn và có đủ nước.

Ngải cứu còn có tác dụng phân giải các chất mỡ, loại trừ các thứ cặn bẩn trên mặt da, có thể làm sạch da ở những người có da nhờn. Ngải cứu còn có tác dụng giữ độ ẩm, nên cũng có tác dụng bảo vệ tốt đối với cả những người da khô. Do đó, ngải cứu có thể sử dụng cho tất cả các loại da.

Hướng dẫn làm bánh nếp lá ngải

Nguyên liệu cần thiết

Ngải cứu - 1 mớ, bột nếp - 300g, bột gạo tẻ - 100g, mè đen - 100g, lạc - 60g, muối nở - 1 thài cà phê, mỡ lợn 30g, đường 50g.

Cách thực hiện

Rang vừng đen trên lửa nhỏ đến khi thơm. Lạc rang chín, bỏ vỏ lụa. Nghiền nhỏ vừng đen lẫn lạc. Đường trắng cũng xay nhỏ, nếu không dùng đường trắng bạn có thể dùng được bột cho tiện hơn.

Nguyên liệu làm bánh ngải cứu. Ảnh: Internet

Trộn đều lạc, mè đen, đường và mỡ lợn. Vo thành từng viên nhỏ, đặt vào ngăn mát tủ lạnh để lát dùng sau.

Lá ngải cứu xay nhuyễn. Ảnh: Internet

Tiếp đó, sẽ làm phần vỏ bột màu xanh ngọc bích. Nhặt lá ngải cứu non, rửa sạch. Cho vào nồi nước sôi cùng chút muối nở (baking soda) để giữ màu xanh tươi, đẹp mắt. Cho lá ngải cứu vào khoảng 2-3 phút. Vớt ra ngâm nước lạnh rồi cho vào máy xay nhuyễn. 

Trộn bột cùng lá ngải cứu. Ảnh: Internet

Trong một chiếc tô lớn, cho bột gạo nếp và bột gạo tẻ vào. Đổ phần nước ngải cứu đã xay vào, nhồi đều đến khi thành khối bột mịn và dẻo.

Nắn viên bánh ngải cứu. Ảnh: Internet

Chia bột thành các phần bằng nhau. Vo tròn và lấy phần nhân đặt trong tủ lạnh ra để viên bánh. Dàn mỏng vỏ bột, bọc lấy phần nhân đã chuẩn bị. Bạn có thể dùng các khuôn bánh trung thu để tạo hình hoa văn cho bánh.

 

 

 

 

Bánh nếp ngải cứu ăn nóng sẽ thơm ngon hơn. Ảnh: Internet

Đặt lên xửng, lót một lớp vải xô để thấm nước không làm bánh bị nhão. Hấp khoảng 12 phút là chín. 

Bánh ngải cứu có màu xanh sẫm với mùi thơm rất khẽ khàng của lá ngải, hương vị nhẫn đắng nhẹ nhẹ thêm phần nhân ngọt ngào béo thơm.  

Bánh nếp ngải cứu ăn nóng sẽ thơm ngon hơn. Ngoài ra, bạn có thể dùng các loại nhân khác ưa thích chẳng hạn như đậu xanh, đậu đỏ hoặc nhân thịt.

Bánh bảo quản trong 2 - 3 ngày, nên ăn ngay trong ngày là ngon nhất. 

Nếu không ăn hết, bạn cho bánh vào hộp đựng thực phẩm và để trong ngăn mát tủ lạnh, lúc nào ăn đem hấp lại.

Nếu muốn trữ được lâu hơn, bạn có thể bọc bánh bằng màng bọc thực phẩm, để trong ngăn đá tủ lạnh. Chúc bạn thực hiện bánh nếp lá ngải thành công!