Cách chọn rau muống sạch, tránh nguy cơ nhiễm thuốc trừ sâu: Nhờ mẹo này mà biết có thuốc tăng trưởng
Ăn rau muống bao nhiêu là đủ?
Báo Sức khỏe & Đời sống dẫn nguồn tờ Medical Health Guide cho biết, rau muống được sử dụng trong y học cổ truyền Ấn Độ để điều trị vàng da và các vấn đề về gan.
Một nghiên cứu chứng minh rằng loại rau này giúp chống lại các hóa chất gây hại và quá trình oxy hóa nhờ enzym giải độc, đồng thời loại bỏ các gốc tự do.
Rau muống là lựa chọn phù hợp cho những ai muốn giảm cân và lượng cholesterol tự nhiên. Một nghiên cứu được thực hiện trên chuột chứng minh rau muống còn giúp hạn chế triglycoside (chỉ số mỡ máu).
Sắt là khoáng chất quan trọng với cơ thể, đặc biệt là các tế bào máu đỏ. Vì vậy, hàm lượng sắt cao trong lá rau muống rất có lợi cho những người bị thiếu máu cũng như phụ nữ mang thai.
Các nghiên cứu chứng minh rằng ăn rau muống thường xuyên kích thích phát triển các chất đề kháng chống lại bệnh tiểu đường. Đồng thời, nó cũng được sử dụng để điều trị đái tháo đường ở phụ nữ mang thai. Rau muống chứa nhiều dinh dưỡng thiết yếu như vitamin A, C và beta-carotene. Chúng đóng vai trò quan trọng, giúp làm giảm các gốc tự do, chống oxy hóa cholesterol.
Ngoài những lợi ích nêu trên, rau muống còn có hiệu quả trong điều trị đau bụng kinh, đau răng, chảy máu mũi… Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Vinmec chỉ ra, sử dụng rau muống làm rau xanh bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng mỗi ngày là tốt, nhưng chỉ nên ăn với lượng vừa phải, không quá 300g/ngày.
Mẹo chọn rau muống sạch, ngon, không có thuốc tăng trưởng, trừ sâu
Theo Thời báo Văn học nghệ thuật, rau muống sạch được trồng bằng hạt sẽ có màu xanh nhạt, cọng vừa và lá nhỏ, còn rau muống trồng bằng hạt nhiễm hóa chất sẽ có lá rất to, màu xanh đậm, cọng to.
Rau muống phun thuốc trừ sâu sẽ có thân to thậm chí như ngón tay, lá to và dài, phần thân rất non kể cả phần gần gốc cũng mềm búng. Phần lá xanh đậm là do rau muống hấp thụ nhiều kim loại nặng và khi rửa bạn sẽ thấy rau nổi nhiều bọt. Rau muống có chất kích thích rất dễ dập nát, khi nhặt rau thấy non búng và rất ít nhựa, để từ sáng tới chiều thì bị héo, vàng úa hoặc thối nhũn không ăn được.
Trường hợp bạn ăn rau muống có vị chát và mùi hắc là vì rau muống đã bị nhiễm chì. Trong khi đó, rau muống sạch có vị ngọt tự nhiên và giòn.
Có một cách đơn giản hơn là bạn vắt 1 trái chanh vào nước rau muống sau khi luộc, nếu nước luộc không chuyển màu thì đây là rau muống có hoá chất. Còn nếu nước chuyển dần sang màu đỏ hoặc vàng nhạt tức là rau muống sạch. Nguyên nhân khiến nước luộc chuyển màu trên là do trong rau muống có chứa kiềm sẽ phản ứng với axit có trong chanh.
Khi đi mua rau muống nên chọn rau có thân không quá to, lá có màu xanh tự nhiên và không nên chọn lá rau quá mơn mởn.
Thử bẻ đôi thân rau muống nếu có nhiều nhựa và không quá giòn thì đây là rau sạch.
Không mua rau muống đã nhặt sẵn và ngâm nước, vì nước này là nước pha hoá chất làm cho cứng hơn, tươi hơn mà không bị héo.
Lưu ý khi ăn rau muống
Báo Tiền Phong chia sẻ, khi ăn rau muống cần chú ý những điều sau:
Vì những sản phẩm như sữa bò, sữa chua, pho mát đều giàu hàm lượng canxi, còn rau muống lại chứa một số thành phần hóa học có thể làm ảnh hưởng đến việc hấp thụ can xi, do vậy khi ăn cùng lúc những loại thực phẩm này sẽ không mang lại giá trị dinh dưỡng cao nhất cho cơ thể.
Nếu bạn đang uống thuốc Đông y, ăn rau muống sẽ làm giã thuốc, nhất là khi trong thuốc có vị độc cần thiết để chữa bệnh (độc trị độc) và sẽ làm giảm hiệu quả điều trị.
Ngoài ra, đối với những ai đang bị vết thương trên da cũng không nên ăn rau muống bởi chúng kích thích tăng sinh tế bào gây sẹo lồi gây xấu da.
Những người mắc chứng gút, viêm nhiễm đường tiết niệu, sỏi thận, người huyết áp cao không nên ăn rau muống. Do đó, khi thấy có những biểu hiện khác thường sau khi ăn rau muống, bạn cần ngưng lại ngay.
Ăn rau muống nước dễ bị ngộ độc do hầu hết được trồng tại các ao hồ có nguồi nước bị ô nhiễm, rất bẩn, đây là môi trường cho nhiều giun sán ký sinh. Hơn nữa, quá trình canh tác không đòi hỏi tưới tiêu, khiến lượng thuốc trừ sâu trên thân cây ít được tẩy rửa.
Ngoài ra, thuốc trừ sâu sau khi được phun vào ruộng rau sẽ rơi xuống môi trường nước, rau hút loại nước độc này sẽ nhiễm độc nặng hơn so với rau trồng trên cạn.Rau muống là loại rau chứa hàm lượng đạm rất cao nên nó không phải là món ăn lý tưởng cho những người bị bệnh, nhất là người đang mắc bệnh gút bởi nhóm đối tượng này cần phải tránh ăn loại thực phẩm có chứa lượng đạm cao.
Ký sinh trùng sán lá tên Fasciolopsis buski thường có trong rau muống có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể nếu bạn ăn rau sống hoặc nấu chưa chín. Với những người có hệ tiêu hóa yếu, loại ký sinh trùng này có thể gây ra các triệu chứng khó tiêu, đau bụng, dị ứng.
Điều gì sẽ xảy ra đối với sức khỏe nếu mỗi ngày ăn một quả ổi?
Ổi là loại trái cây phổ biến, có thể sử dụng trong thực đơn hàng ngày. Vậy điều gì sẽ...
Bánh mì: Món ăn ngon của mọi người nhưng có tác hại khó lường nếu ăn sai cách
Bánh mì ngon, bổ, rẻ là sự lựa chọn tuyệt vời của nhiều người cho bữa sáng bận rộn. Thế...
Học người Hàn làm thức uống hỗ trợ tiêu hóa cho mọi dịp chỉ với 2 nguyên liệu quen thuộc
Trà gừng quế là thức uống dễ làm, không chỉ tốt cho đường tiêu hóa mà còn giúp tăng sức...
Cách nấu cari dê Ấn Độ siêu ngon, càng ăn càng thèm
Cari dê Ấn Độ có mùi vị đậm đà kèm theo vị béo của nước cốt dừa, thêm chút cay...