Bộ Y tế huy động thuốc chống dịch chân tay miệng
Cục Quản lý Dược cũng đề nghị các địa phương báo cho Bộ Y tế nếu có nguy cơ thiếu thuốc điều trị bệnh tay chân miệng. Cục sẽ xem xét giải quyết ngay các đơn hàng nhập khẩu thuốc chữa tay chân miệng của đơn vị kinh doanh để đảm bảo đủ thuốc chống dịch.
9 tháng đầu năm cả nước có gần 62.000 ca tay chân miệng. Bệnh xuất hiện tại 63 tỉnh, thành phố song chủ yếu ở các tỉnh phía Nam. 6 người tử vong đều ở miền Nam. So với cùng kỳ năm 2017, số bệnh nhân giảm 19%. Tuy nhiên, ở một số tỉnh thành tình hình dịch tăng nhanh trong các tuần gần đây.
Bệnh nhân là trẻ dưới 10 tuổi, thường gặp ở nhóm 1-5 tuổi, bé đi mẫu giáo... Các tuýp virus chủ yếu là EV71, EV, Coxsackie A10 và Coxsackie A6. Trong đó EV71 là chủng dễ gây biến chứng nặng dẫn đến tử vong. Hiện chưa có sự thay đổi về kiểu gen của virus gây bệnh tay chân miệng ở Việt Nam.
Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắcxin dự phòng. Mùa cao điểm dịch tay chân miệng là tháng 9 đến tháng 11, đặc biệt đầu năm học mới do vệ sinh cá nhân và môi trường còn kém.
WAFT - Giáo dục tận gốc là giáo dục nhận thức
Ngày 23/11/2024 WAFT đã được ra đời với 2 thương hiệu WATF Human Capital và WATF Media. Triết lý giáo...
Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội, tím tái toàn...
Trẻ bị bỏ vào túi bóng đặt tại cửa khoa cấp cứu của bệnh viện trong tình trạng tím tái...
Dự báo thời tiết hôm nay 24/11: Miền Bắc đón không khí lạnh mạnh, miền Trung mưa liên tiếp
Dự báo thời tiết hôm nay ngày 24/11/2024 chi tiết các khu vực trên cả nước như sau.
Xuất hiện chuỗi bão và áp thấp nhiệt đới dồn dập, Biển Đông nguy cơ “bão chồng bão” cuối tháng...
Áp thấp gần Biển Đông đầu tiên có khả năng hình thành ở khu vực dự báo TCAD của PAGASA. Áp...