Phụ Nữ Sức Khỏe

9 tháng 6 em bé tử vong do bệnh tay chân miệng

Trong 9 tháng đầu năm, cả nước ghi nhận hơn 53.000 trẻ mắc bệnh tay chân miệng, gần 50% bé phải nhập viện điều trị.

Ngày 1/10, Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế các tỉnh thành tăng cường công tác phòng chống bệnh tay chân miệng. Thống kê từ đầu năm đến nay có 6 trẻ tử vong do mắc tay chân miệng tại 5 tỉnh, thành khu vực phía Nam. Hơn 53.000 ca bệnh được ghi nhận trong cả nước trong 9 tháng, giảm 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên một số địa phương có số bệnh nhân tăng nhanh như TP HCM, Đồng Nai, Đồng Tháp, Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Ngãi, Tây Ninh, Hà Nội...

Tại các tỉnh phía Nam, trong tháng 8 và 9 số ca bệnh tăng 50% so với các tháng trước đó. TP HCM mỗi tuần có hơn 300 ca nhập viện, cá biệt có tuần lên đến gần 300 bệnh nhi. Ở Đồng Nai từ đầu năm đến nay có hơn 4.000 ca tay chân miệng, 90% là trẻ dưới 3 tuổi.

Bộ Y tế cho rằng bệnh tăng trong thời gian qua do tính chất lây truyền, đặc biệt trong mùa tựu trường, học sinh đang tập trung vào năm học mới. Bệnh cũng chưa có văcxin phòng ngừa.

Để hạn chế số trẻ mắc và tử vong, không để dịch bùng phát, Bộ Y tế đề nghị các địa phương có giải pháp phòng chống dịch, tập trung tại vùng có nhiều bệnh nhân nguy cơ bùng phát dịch. Tuyên truyền người dân thực hiện 3 sạch: ăn uống sạch, ở sạch, bàn tay và đồ chơi sạch.

Các bệnh viện cũng được yêu cầu tổ chức tiếp nhận điều trị bệnh nhân, đặc biệt lưu ý bệnh nhân nặng, hạn chế thấp nhất các trường hợp biến chứng nặng gây tử vong. Ngoài ra viện thực hiện phòng tránh lây nhiễm chéo, đặc biệt giữa tay chân miệng với bệnh sởi, viêm phổi, viêm đường hô hấp...

Ngành y tế cũng phối hợp với các trường học truyền thông các biện pháp phòng chống dịch, có xà phòng để người chăm sóc trẻ và trẻ rửa tay thường xuyên, làm sạch bề mặt và đồ chơi hằng ngày bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường. Phát hiện sớm các trường hợp mắc, thông báo ngay cho y tế địa phương để xử lý ổ dịch kịp thời.

Tay chân miệng là bệnh nhiễm virus cấp tính, lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn. Biểu hiện của bệnh gồm sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước, thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông. Hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ. Một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong.

Để phòng bệnh, Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng cần thực hiện các biện pháp sau:

- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

- Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín, vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi), đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày. Không mớm thức ăn cho trẻ, không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi, không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

- Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

- Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

- Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

- Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.

Theo Nam Phương/ Vnexpress

Tin liên quan

Bác sĩ Nhi đồng chia sẻ biểu hiện và cách phòng bệnh tay chân miệng tại nhà cho trẻ

Tay chân miệng là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ và có nguy cơ bùng phát thành dịch từ...

Chủng virus khiến 6 ca tử vong vì tay chân miệng gần đây nguy hiểm thế nào?

Những ngày gần đây, sự quay trở lại của chủng virus tay chân miệng đang khiến không ít người dân...

Số ca bệnh tay chân miệng tại TP HCM tăng 130%, một trẻ tử vong

Năm nay, số lượng bệnh nhi tay chân miệng được nhập viện và chuyển vào hồi sức cấp cứu tăng...

TPHCM: Bệnh tay chân miệng tăng đột biến, đã có trường hợp tử vong

Tại khoa Nhiễm - Thần kinh BV Nhi đồng 1, trong số 220 trẻ đang nằm viện điều trị thì...

Gần 600 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng ở Quảng Ngãi

Từ đầu năm đến nay, ngành y tế Quảng Ngãi ghi nhận có 588 trường hợp mắc bệnh tay chân...

Lật thuyền giữa hồ, 2 vợ chồng tử vong thương tâm, bỏ lại con thơ dại: 'Bố mẹ nằm trên...

Không chịu nổi cú sốc mất đi cả ba lẫn mẹ cùng một lúc, 2 cháu suy sụp và chỉ...

TIN KHẨN: Bão số 7 bất ngờ mạnh trở lại, giật trên cấp 17, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng...

Tối 9/11, bão Yinxing tăng lên cấp 15, giật cấp 17. Có thể thời điểm này bão đã đạt cực...

Tin mới nhất

7 món ăn tốt cho người thiếu máu, ăn thường xuyên sẽ giảm đau đầu, trằn trọc, mất ngủ

5 giờ trước

Muốn làm bánh ngọt ngon, không bị bết dính bạn chỉ cần dùng mẹo này!

5 giờ trước

Buổi sáng là thời gian vàng để "nuôi dưỡng gan”, làm ngay món ăn này vừa ngon vừa bổ lại...

5 giờ trước

Mang gừng ngâm với giấm có ngay vị ‘thuốc quý’ mà nhà nào cũng cần

5 giờ trước

Được ví như loại hạt “quý như vàng”, hạt kê cực giàu dinh dưỡng lại đang bị lãng quên

1 ngày 6 giờ trước

Những thực phẩm giàu sắt hơn cả thịt bò, giá lại rẻ một nửa

2 ngày 2 giờ trước

Ăn bao nhiêu cá ngừ đóng hộp là an toàn?

2 ngày 2 giờ trước

5 loại đồ uống giúp kéo dài tuổi thọ

2 ngày 2 giờ trước

Uống trà xanh mỗi ngày, loại nào tốt cho sức khỏe?

2 ngày 2 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình