Bộ Công an chỉ rõ 'địa chỉ' cưỡng bức lao động Việt Nam ở Campuchia
Theo Bộ Công an, các nạn nhân bị lừa sang Campuchia làm việc chủ yếu trong độ tuổi từ 18 -35, thông qua tìm kiếm việc làm trên mạng xã hội hoặc từ bạn bè, người quen rủ rê, giới thiệu sang Campuchia làm việc nhẹ nhàng, lương cao.
Sau khi qua Campuchia, nạn nhân bị tuyển vào làm việc tại các cơ sở tổ chức hoạt động lừa đảo như: Đánh bạc trực tuyến, kinh doanh tiền ảo.
Nhiều người bị cưỡng ép lao động từ 12-16 tiếng/ngày, không cho ra khỏi cơ sở, bị bán sang các chủ sử dụng lao động khác hoặc bắt gọi điện về cho gia đình, người thân tại Việt Nam để nộp tiền chuộc mới cho về nước với số tiền từ 3.000 USD đến 30.000 USD.
Nhiều trường hợp bỏ trốn khi chưa có tiền chuộc, đã bị các đối tượng sử dụng lao động đánh đập, ngược đãi, bán sang cơ sở khác nhau.
Theo Bộ Công an, các cơ sở cưỡng bức lao động, cưỡng đoạt tài sản của công dân Việt Nam tập trung chủ yếu tại Campuchia ở các khu vực: Bà Vẹt – tỉnh Svaytieng; Banteay Meanchay – tỉnh Poipet; thành phố Shihanoukvile - tỉnh Preah Shihanouk, Chrey Thom – tỉnh Kandal và tại thành phố Phnompênh.
Đối tượng cầm đầu hoạt động cưỡng bức lao động và đòi tiền chuộc, cưỡng đoạt tài sản là các người Trung Quốc, có sự tham gia, giúp sức của các đối tượng người Việt hiện đang hoạt động tại Campuchia.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, lực lượng chức năng Việt Nam đã phối hợp với lực lượng chức năng Campuchia giải cứu hơn 250 trường hợp bị lừa sang lao động trái phép tại Campuchia.
Hiện nay, tình hình công dân Việt Nam xuất cảnh trái phép sang Campuchia làm việc tại các cơ sở đánh bạc trực tuyến, bị cưỡng bức lao động, cưỡng đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp. Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an cảnh báo và đề nghị người dân nâng cao cảnh giác đồng thời tố giác các đối tượng nghi vấn đến cơ quan chức năng.
Cập nhật về vụ việc hàng chục người Việt vượt sông, bỏ trốn khỏi casino ở biên giới Campuchia, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng chiều 25/8 cho biết, ngay sau khi nắm được thông tin từ địa phương, Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia làm việc với các cơ quan chức năng sở tại, đề nghị sớm điều tra, làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm của các bên trong vụ việc xảy ra.
Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng cho biết: Gần đây, có tình trạng nhiều công dân Việt Nam bị lừa đảo, môi giới lao động trái phép sang Campuchia và có khó khăn trong quá trình lao động, làm việc. Các cơ quan đại diện Việt Nam tại Campuchia đã rất nỗ lực chủ động thu xếp các cuộc làm việc, tiếp xúc và thường xuyên giữ liên lạc với phía Campuchia để giải quyết vấn đề này.
Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn
Từ chiều tối 22 đến 23/11, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên và Khánh Hòa có mưa, mưa...
Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình
Không ít bà vợ cảm thấy lo lắng và bất an khi chồng ngày một sa sút, thậm chí không...
Vì sao con người lùn đi khi về già?
Giảm chiều cao là một đặc trưng điển hình của việc con người già đi. Bắt đầu từ sau tuổi...
Đàn ông cũng cần được khóc
Nhiều nam giới trao đổi rằng họ không được ai dạy về cách thế hiện tình cảm yêu thương thế...