Phụ Nữ Sức Khỏe

Học sinh lớp 1 dễ gặp 'cú sốc đầu đời' vì áp lực học tập

Theo chuyên gia tâm lý, cha mẹ có con vào lớp 1 cần có sự chuẩn bị kỹ về tâm lý cũng như đồng hành, chia sẻ, tránh đòi hỏi con phải “viết đẹp, làm toán đúng” ngay từ những ngày đầu.

Khác với năm học 2021 - 2022, vì dịch COVID-19 nên nhiều địa phương cho học sinh học trực tuyến, năm học 2022 - 2023, các em sẽ được đến trường học trực tiếp.

Sau những háo hức ban đầu, trẻ dễ bị "sốc", chán nản vì áp lực viết chữ, làm toán. Ảnh: Như Ý

Ông Nguyễn Đình Sơn - chuyên gia tâm lý và phương pháp học Hội tâm lý Giáo dục Hà Nội, cho rằng, trẻ mầm non vào lớp 1 là một bước ngoặt lớn, cha mẹ cần có sự chuẩn bị tâm lý để các con không bị "sốc". Năm nay, Bộ GD&ĐT cho phép học sinh lớp 1 đến trường trước lễ khai giảng 2 tuần để các em có thời gian làm quen, tránh tình trạng khai giảng xong phải học ngay.

Ban đầu các em rất hào hứng, háo hức nhưng chỉ khoảng 1 tuần học đã bắt đầu cảm thấy chán nản, ngại đi học. Biểu hiện của tình trạng này là buồn chán, ngủ gọi không dậy, thậm chí khóc lóc...

“Bước đầu tiên phụ huynh cần quan tâm là làm thế nào giúp con làm quen với một môi trường mới với những thói quen hay quy tắc của nhà trường. Phụ huynh có thể dẫn con đi thăm trường hoặc thầy cô giới thiệu đến các con về trường lớp, sân chơi, nhà vệ sinh, vòi nước uống... Cách thức làm quen cũng thật tự nhiên để trẻ cảm thấy thoải mái, không nên dùng những từ như: đến trường con sẽ phải, sẽ bị...”, ông Sơn nói.

Cũng theo chuyên gia tâm lý và phương pháp học, thực tế cho thấy, có những trẻ gặp cú "sốc" đầu đời ít ngày sau khi bước vào năm học mới. Ban đầu các em rất hào hứng, háo hức nhưng chỉ khoảng 1 tuần học đã bắt đầu cảm thấy chán nản, ngại đi học. Biểu hiện của tình trạng này là buồn chán, ngủ gọi không dậy, thậm chí khóc lóc... "Một trong những lý do có thể là các con bị căng thẳng do thay đổi môi trường, phương pháp học tập", ông Sơn cho biết.

Học sinh "bắt đầu từ số 0" cảm thấy thua kém

Chuyên gia tâm lý và phương pháp học Hội tâm lý Giáo dục Hà Nội cho rằng, nếu như ở trường mầm non, trẻ chỉ tham gia các hoạt động vui chơi thì lên lớp 1 sẽ tập viết chữ, đọc câu, làm toán... Đáng chú ý là, một số cha mẹ cho con đi học trước, khiến những bạn “bắt đầu từ số 0” cảm thấy mình thua kém và căng thẳng, áp lực ngay từ ngày đầu tiên đến trường.

Không ít phụ huynh thừa nhận rất áp lực, hay cáu gắt vì mỗi tối dạy kèm con học đến 22h - 23h đêm. “Việc học thêm sau giờ học cũng là một nguyên nhân gây căng thẳng cho con trẻ. Đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị sốc và kiệt sức ngay những tuần đầu của năm học”, chuyên gia Nguyễn Đình Sơn.

Theo ông Nguyễn Đình Sơn, trong những tuần đầu tiên sự đồng hành, động viên của cha mẹ rất quan trọng giúp cho việc đến trường của trẻ diễn ra suôn sẻ, từ việc đánh thức và đưa đón đúng giờ để con không cảm thấy lo lắng; hay không đòi hỏi con phải tiến bộ ngay trong học tập hay trong hòa nhập vì việc đó cần có thời gian. Nếu thấy con không vui, cần ngồi xuống chia sẻ xem trẻ có bị trêu chọc hay bị bắt nạt xảy ra ở lớp không để tìm giải pháp hỗ trợ.

Còn chuyên gia tâm lý, TS Nguyễn Thành Nhân lại cho rằng, cá nhân ông ủng hộ học sinh tất cả các cấp được tựu trường đúng ngày lễ khai giảng năm học mới 5/9. Sự tò mò, háo hức, hồi hộp sẽ là một phần trong kí ức tốt đẹp của các em.

Tuy nhiên, riêng đối với lớp 1, các em còn quá nhỏ, ngoài thay đổi môi trường chơi sang môi trường học, cần có thời gian làm quen, thích nghi vì phần kiến thức hiện nay của lớp 1 quá nhiều. Các nhà trường có thêm 2 tuần trước năm học để các con làm quen trường lớp, cách học là phù hợp.

Cũng theo ông Nhân, không riêng học sinh lớp 1 mà các cấp bậc học hiện nay, học sinh đang phải học kiến thức quá nặng. “Thế giới ngày càng hiện đại, việc cải cách giáo dục cần phải giản đơn hơn, chứ không nên nặng nề và hàn lâm. Có vậy học sinh mới có thể đến trường vui học, tăng cường trải nghiệm thay vì căng thẳng, áp lực ngay từ lớp 1”, ông Nhân nói.

Theo Hà Linh/Tiền Phong

Tin liên quan

Con rể cầm dao truy sát cả nhà vợ khiến 4 người thương vong

Do mâu thuẫn gia đình, Bùi Văn Phiên ở Hòa Bình đã cầm dao truy sát cả nhà vợ, chém...

Cập nhật thông tin vụ 42 người trốn khỏi sòng bài ở Campuchia, bơi qua sông về nước

Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao ngày 25-8, phóng viên nêu câu hỏi liên quan đến...

Hàng trăm con lợn bị chết do tiêm vắc xin dịch tả châu Phi sai quy trình

Bộ NN&PTNT vừa kiểm điểm trách nhiệm các cơ quan chuyên môn, doanh nghiệp không tuân thủ quy trình...

Cán bộ Cục QLTT Thanh Hóa hành hung bạn gái: Hành vi côn đồ, coi thường pháp luật?

Thấy bạn gái hát song ca với người bạn nam trong nhóm, L.T.N nổi cơn ghen vô cớ, hành hung...

Giá xăng nhập lại chạm mốc gần 30.000 đồng/lít

Giá xăng dầu thế giới đang tăng mạnh khiến giá xăng trong nước chịu nhiều sức ép tăng giá.

Người cha vắng mặt vào ngày giao con trong vụ "giấu con gái sau ly hôn"

Chi cục Thi hành án buộc anh T.V.N có trách nhiệm giao con gái cho mẹ cháu nuôi dưỡng vào...

Bão đổ bộ Trung Quốc, đêm nay đi vào đất liền Việt Nam

Trưa nay (25/8), bão số 3 đã đi vào khu vực phía Tây Nam tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), dự...

Tin mới nhất

Cách nấu cháo chim bồ câu cho bà bầu thơm ngon và dễ thực hiện

5 giờ trước

3 cách làm chân gà rút xương thơm ngon và bổ dưỡng cho ngày nghỉ lễ

5 giờ trước

Top 6 thực phẩm tốt cho mắt, loại thứ 5 có sẵn trong bếp mỗi nhà

20 giờ trước

Uống bột đậu đỏ có tác dụng gì, bạn đã biết chưa?

20 giờ trước

Đậu phụ có tác dụng gì cho sức khỏe và ăn như thế nào là tốt?

20 giờ trước

Trứng cút 'quen mà lạ': Bài thuốc bổ não và trị sinh lý yếu

1 ngày 1 giờ trước

Mận hậu đang vào mùa, làm ngay nước siro mận siêu mát còn ‘lời thêm’ món ô mai mận siêu...

1 ngày 1 giờ trước

4 món cực hấp dẫn và đưa cơm với cá basa

1 ngày 4 giờ trước

Đừng sốt chua ngọt nữa, sườn làm như thế này mới khiến chồng con cực mê

1 ngày 4 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình