Biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu
Bác sĩ chuyên khoa I Phạm Công Đức, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh)
Bệnh thủy đậu (Chickenpox) hay còn được gọi là trái rạ, phỏng dạ xảy ra ở người lớn và cả trẻ em. Dù không gây nguy hiểm đến tính mạng, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có nguy cơ biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người mắc phải.
Một số biến chứng thường thấy của bệnh thủy đậu:
- Nhiễm trùng da: Biến chứng hay gặp nhất của bệnh thủy đậu là nhiễm trùng da nơi mọc phỏng nước và để lại sẹo khi khỏi bệnh. Nguy hiểm hơn, bệnh có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, viêm não…. Những biến chứng này rất khó chữa trị vì virus thuỷ đậu chưa có thuốc kháng sinh đặc trị. Biến chứng xuất hiện trên phụ nữ mang bầu có thể gây sẩy thai hoặc để lại dị tật thai nhi.
- Viêm phổi: Bệnh thủy đậu có thể gây biến chứng viêm phổi, thường xảy ra ở người trưởng thành. Vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 sau khi phát bệnh, người mắc thủy đậu có thể có các biểu hiện như ho nhiều, ho ra máu, khó thở và tức ngực.
- Viêm thận: Viêm thận, viêm cầu thận cấp cũng là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu.
- Zona thần kinh: Một biến chứng khác có liên quan giữa virus gây bệnh zona thần kinh và thủy đậu là bệnh zona thần kinh (bệnh giời leo). Đây là kết quả của sự tái hoạt động virus thủy đậu (varicella-zoster virus).
Bệnh zona thần kinh do virus thủy đậu tái hoạt động gây ra, xuất hiện sau nhiều năm kể từ lần bị thủy đậu đầu tiên. Bệnh dẫn đến các triệu chứng nguy hiểm như viêm kết mạc, giác mạc, viêm màng bồ đào, rối loạn tiết niệu - trực tràng, liệt mặt, viêm não, màng não.
Biến chứng đáng sợ nhất của zona thần kinh được gọi là đau sau zona, thường gặp ở người cao tuổi, có làn da khô, mỏng. Đây là tình trạng đau dai dẳng ở vùng da sau khi mụn nước đã lành (4-6 tuần) và rất khó chữa trị.
Căn bệnh này làm cho người bệnh phải chịu những cơn đau liên tục như dao đâm, cắt thịt, kéo dài vài tháng, vài năm hay thậm chí là suốt đời.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi nào vợ tôi cần tiêm vaccine uốn ván? Độc giả Minh Thuận
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu tiên, duy trì suốt đời.
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa. Tôi nghi ngờ bà nhiễm sán, xin hỏi bác sĩ bệnh có những dấu hiệu cụ thể nào? Độc giả Minh Đăng
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.