Bệnh quai bị: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị và phòng tránh ai cũng nên biết
Bệnh quai bị là gì?
Bệnh quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi virus quai bị (Mumps virus), thuộc họ Paramyxoviridae. Virus có thể tồn tại khá lâu ở bên ngoài cơ thể: khoảng từ 30 – 60 ngày ở nhiệt độ 15 - 200 độ C và bị tiêu diệt nhanh chóng ở nhiệt độ trên 560 độ C hoặc dưới tác động của các hóa chất diệt khuẩn.
Bệnh quai bị lây qua đường nào?
Bệnh quai bị lây theo đường hô hấp. Vi rút có trong các hạt nước bọt hoặc dịch tiết mũi họng bắn ra ngoài không khí khi bệnh nhân ho, hắt hơi, khạc nhổ, nói chuyện..., người lành hít phải trực tiếp hoặc qua các đồ dùng bị nhiễm dịch hô hấp do bệnh nhân thải ra sẽ có nguy cơ mắc bệnh.
Chúng ta có khả năng nhiễm bệnh ở bất kì lứa tuổi nào, trong đó trẻ em trong độ tuổi 5-8 tuổi là lứa tuổi dễ bị nhiễm bệnh nhất, và người lớn là ít bị mắc bệnh nhất.
Thời gian ủ bệnh: kéo dài từ 12 – 25 ngày, trung bình khoảng 18 ngày.
Thời kỳ lây truyền: trước khi khởi phát (có sốt, viêm tuyến nước bọt) khoảng 3 – 5 ngày, và sau khi khởi phát là 7 – 10 ngày, đây chính là giai đoạn lây truyền của bệnh, trong đó mạnh nhất khoảng 1 tuần xung quanh ngày khởi phát.
Các triệu chứng của bệnh quai bị
Quai bị có đặc điểm là sưng tuyến nước bọt mang tai, khiến bệnh nhân quai bị có diện mạo rất đặc biệt do mặt sưng to.
Những dấu hiệu của bệnh quai bị bao gồm:
- Sốt cao đột ngột. Sau khi sốt 1 – 3 ngày, tuyến nước bọt bắt đầu sưng to ở một hoặc cả hai bên, khiến bệnh nhân bị đau, khó nhai nuốt.
- Chán ăn, đau đầu, nhức mỏi toàn thân, mệt mỏi.
- Buồn nôn.
- Có thể sưng bìu và tinh hoàn ở nam (tỷ lệ này khoảng 10%), sưng buồng trứng ở nữ.
Nếu bạn nhận thấy có những dấu hiệu bệnh quai bị của bản thân và người thân trong gia đình, hãy liên hệ với bác sĩ.
Trước khi đến khám tại bệnh viện hoặc phòng khám, hãy trang bị khẩu trang và báo với nhân viên y tế để có biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cho người khác.
Biến chứng của bệnh quai bị
Bệnh quai bị có nguy hiểm không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Người lớn mắc bệnh thường tiến triển nặng và để lại nhiều biến chứng nặng nề hơn trẻ em.
Một số biến chứng của bệnh bao gồm:
- Vô sinh: Quai bị có thể gây ra viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn, trường hợp nặng có thể dẫn tới teo tinh hoàn và giảm số lượng tinh trùng đáng kể. Đối với nữ giới, bệnh có thể gây biến chứng viêm buồng trứng.
Vấn đề này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản sau này của người bệnh. Biến chứng viêm tinh hoàn xảy ra sau tuổi dậy thì có tỉ lệ xuất hiện là 20 – 35% ở người bị quai bị.
Vì vậy, không phải ai bị bệnh quai bị cũng bị vô sinh, người bệnh không nên quá lo lắng mà nên tập trung điều trị và cách ly nếu như không may mắc bệnh.
- Viêm màng não, viêm não.
- Viêm tuỵ cấp.
- Bà bầu mắc bệnh quai bị bất kỳ ở giai đoạn nào của thai kỳ cũng đều ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ người mẹ và thai nhi. Đặc biệt trong ba tháng đầu thai kỳ có khả năng thai dị dạng, sảy thai.
Cách điều trị bệnh quai bị
Hiện nay, bệnh quai bị vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị hỗ trợ, chăm sóc người bệnh ở nhà và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Khi có dấu hiệu đau ở vùng mang tai, nên đi khám bác sĩ để chẩn đoán chính xác bệnh, vì viêm tuyến nước bọt không nhất thiết do virus quai bị mà có thể do các virus hoặc vi khuẩn khác gây ra.
- Dùng các thuốc hạ sốt, giảm đau để giảm nhẹ các triệu chứng.
- Uống nhiều nước để bù nước và chất điện giải, tốt nhất nên uống Oresol.
- Có thể chườm mát để tuyến nước bọt bớt sưng, đau.
- Chỉ dùng kháng sinh khi nghi ngờ bội nhiễm và phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ
- Người bệnh cần nghỉ ngơi thoải mái và không nên tiếp xúc với các đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao như trẻ em, thanh thiếu niên.
- Nếu bệnh nhân nam có dấu hiệu viêm tinh hoàn hoặc bệnh nhân nữ bị viêm buồng trứng, nên vào bệnh viện ngay để được theo dõi chặt chẽ, tránh để lại những di chứng đáng tiếc.
- Bệnh quai bị nên ăn gì? Chọn các thức ăn mềm, dễ nhai, dễ nuốt như cháo, súp, bổ sung rau xanh trong thực đơn hằng ngày.
Bệnh quai bị kiêng những gì?
- Trong thời gian mắc bệnh, bệnh nhân cần hạn chế các thực phẩm có khả năng khiến tuyến hàm sưng to, bệnh năng hơn như: đồ chua, thịt gà, thực phẩm làm từ nếp, đồ ăn cay nóng, đồ tanh.
- Ngoài ra, bệnh nhân cần kiêng ra ngoài, tập trung ở nơi đông người vì có khả năng truyền bệnh cho người khác.
- Bệnh nhân cần kiêng các hoạt động mạnh, nên nghỉ ngơi nhiều để giảm đau. Thường xuyên vệ sinh cá nhân bằng nước ấm để tiêu diệt vi khuẩn.
Chữa bệnh quai bị bằng phương pháp dân gian
Một số món ăn, bài thuốc dân gian có thể dùng để điều trị bệnh quai bị:
- Bài 1: Đậu xanh 30g, cải trắng 3 cây. Đậu xanh đem ninh cả vỏ cho nhừ rồi cho rau cải vào nấu chín, chia ăn 2 lần trong ngày, dùng liên tục trong 3-5 ngày.
- Bài 2: Khổ qua 100g bỏ ruột, thái miếng rồi chế thành các món ăn, ăn trong vài ngày.
- Bài 3: Nhân hạt gấc 2-3 hạt, giấm thanh hoặc rượu trắng 10ml, đem hạt gấc mài vào giấm hay rượu bôi nhiều lần vào chỗ sưng đau.
Cách phòng ngừa bệnh quai bị
Vì bệnh lây qua đường hô hấp nên cách phòng ngừa đó là không tiếp xúc với người đang mắc bệnh. Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thường xuyên rửa tay và có thói quen đeo khẩu trang khi đến nơi đông người, có khả năng lây bệnh như bệnh viện.
Khi bị bệnh, phải cho người bệnh ở nhà nghỉ ngơi (cách ly 10 ngày) để tránh lây lan cho người khác.
Biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất hiện nay là tiêm ngừa vắc xin. Vắc xin quai bị hiện nay là vắc xin vi khuẩn sống nhưng đã được làm giảm độc lượng để không còn khả năng gây bệnh.
Không chỉ trẻ em, mà ngay cả người lớn và đặc biệt là phụ nữ trước khi mang thai nên tiêm ngừa phòng quai bị.
- Người lớn: tiêm một liều duy nhất.
- Trẻ em: thường được phối hợp tiêm ngừa chung với vắc xin sởi, rubella trong cùng 1 chế phẩm (MMR). Trẻ được tiêm hai mũi, tối thiểu cách nhau 1 tháng, trẻ có thể tiêm ở bất kỳ lứa tuổi nào.
- Phụ nữ chuẩn bị mang thai cần xét nghiệm trước khi tiêm ngừa. Trong vòng 1 tháng sau khi tiêm vắc xin cần tránh mang thai.
Bệnh quai bị bị mấy lần trong đời?
Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, bệnh quai bị chỉ mắc duy nhất một lần trong đời mỗi người. Do sau khi mắc bệnh, cơ thể sẽ tồn tại kháng thể có tác dụng bảo vệ, miễn dịch suốt đời.
Tuy nhiên, không phải vì đã miễn dịch mà ta có thể tiếp xúc thoải mái với người bệnh, mỗi người nên có biện pháp phòng ngừa để bảo vệ sức khoẻ cho bản thân và gia đình.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....