Bệnh đột quỵ có thể xảy ra với bất kỳ ai, nguyên nhân đột quỵ là do đâu?
Đột quỵ có thể xảy ra theo hai cách chính: có thứ gì đó chặn dòng máu chảy hoặc có thứ gì đó gây chảy máu trong não.
Để giúp ngăn ngừa đột quỵ, hãy tìm hiểu nguyên nhân và những yếu tố có thể làm tăng khả năng khiến bạn mắc bệnh.
Đột quỵ thiếu máu cục bộ
Cứ 8 trên 10 cơn đột quỵ, một mạch máu đưa máu lên não sẽ bị tắc. Nó xảy ra khi chất béo tích tụ trong động mạch vỡ ra và di chuyển lên não hoặc khi lưu lượng máu kém do nhịp tim không đều tạo thành cục máu đông.
Đột quỵ xuất huyết
Trường hợp này ít phổ biến hơn đột quỵ do thiếu máu cục bộ nhưng có thể nghiêm trọng hơn. Một mạch máu trong não của bạn phồng lên và vỡ ra, hoặc một mạch máu yếu bị rò rỉ. Huyết áp cao không được kiểm soát và dùng quá nhiều thuốc làm loãng máu có thể dẫn đến loại đột quỵ này.
Một số người mắc chứng gọi là cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA). “Đột quỵ nhỏ” này là do tắc nghẽn tạm thời. Nó không gây tổn thương não vĩnh viễn, nhưng nó làm tăng nguy cơ bị đột quỵ toàn diện.
Bạn hoàn toàn có thể điều trị một số tình trạng để tránh bị đột quỵ. Nhưng vẫn có một số yếu tố khác khiến bạn gặp rủi ro không thể thay đổi được:
Huyết áp cao
Giới chuyên môn thường gọi là tăng huyết áp. Đó là nguyên nhân lớn nhất gây đột quỵ. Nếu huyết áp của bạn thường là 130/80 hoặc cao hơn, bác sĩ sẽ thảo luận về phương pháp điều trị với bạn.
Thuốc lá
Hút thuốc lá đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ bị đột quỵ. Nicotine làm cho huyết áp của bạn tăng lên.
Khói thuốc lá gây ra sự tích tụ chất béo trong động mạch chính ở cổ của bạn. Nó cũng làm đặc máu khiến máu dễ đông hơn. Ngay cả khói thuốc thụ động cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến bạn.
Bệnh tim
Tình trạng này bao gồm khiếm khuyết van tim cũng như rung tâm nhĩ hoặc nhịp tim không đều, nguyên nhân gây ra 1/4 số ca đột quỵ ở người cao tuổi. Bạn cũng có thể bị tắc động mạch do chất béo tích tụ.
Bệnh tiểu đường
Những người mắc bệnh này thường bị huyết áp cao và dễ bị thừa cân. Cả hai đều làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Bệnh tiểu đường làm tổn thương các mạch máu của bạn, khiến bạn dễ bị đột quỵ hơn. Nếu bạn bị đột quỵ khi lượng đường trong máu cao, tổn thương não sẽ lớn hơn.
Trọng lượng và tập thể dục
Khả năng bị đột quỵ có thể tăng lên nếu bạn thừa cân. Bạn có thể giảm nguy cơ đột quỵ bằng cách tập thể dục mỗi ngày. Đi bộ nhanh trong 30 phút hoặc tập các bài tập tăng cường cơ bắp như chống đẩy và tập tạ.
Thuốc
Một số loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ. Ví dụ, các loại thuốc làm loãng máu mà bác sĩ khuyên dùng để ngăn ngừa cục máu đông, đôi khi có thể khiến nguy cơ đột quỵ cao hơn do chảy máu.
Các nghiên cứu đã liên kết liệu pháp hormone, được sử dụng cho các triệu chứng mãn kinh như bốc hỏa, với nguy cơ đột quỵ cao hơn. Ngoài ra, estrogen liều thấp trong thuốc tránh thai cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Tuổi tác
Bất cứ ai cũng có thể bị đột quỵ, kể cả trẻ sơ sinh trong bụng mẹ. Nói chung, nguy cơ đột quỵ của bạn sẽ tăng lên khi bạn già đi. Thậm chí nguy cơ sẽ tăng gấp đôi mỗi thập kỷ sau tuổi 55.
Giới tính
Phụ nữ ít có khả năng bị đột quỵ hơn nam giới cùng tuổi. Nhưng phụ nữ bị đột quỵ ở độ tuổi muộn hơn, khiến họ khó hồi phục và dễ tử vong hơn.
Di truyền
Đột quỵ có thể di truyền trong gia đình. Bạn và người thân của bạn có thể có chung xu hướng mắc bệnh cao huyết áp hoặc tiểu đường. Một số cơn đột quỵ xảy ra do rối loạn di truyền làm tắc nghẽn dòng máu đến não.
Các yếu tố di truyền có thể đóng một số vai trò trong bệnh cao huyết áp, đột quỵ và các tình trạng liên quan khác.
Một số rối loạn di truyền có thể gây đột quỵ, bao gồm bệnh hồng cầu hình liềm. Những người có tiền sử gia đình bị đột quỵ cũng có khả năng chia sẻ môi trường chung và các yếu tố tiềm ẩn khác làm tăng nguy cơ của họ.
Nguy cơ đột quỵ thậm chí còn tăng cao hơn khi di truyền kết hợp với lối sống không lành mạnh, chẳng hạn như hút thuốc lá và ăn uống kém khoa học.
Vì vậy, lịch sử sức khỏe gia đình là một công cụ hữu ích để bạn hiểu các nguy cơ và ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không ngờ. Tuy nhiên, đội như thế nào, chất liệu mũ ra sao cũng cần đặc biệt chú ý.
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn so với các nước Âu Mỹ nhưng tỷ lệ gãy xương lại tương đối thấp.
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được. Tuy nhiên, bạn luôn có thể ngăn chặn điều đó. Với mẹo tránh 7 sai lầm trong chế độ ăn uống dưới đây sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nhé!