Cà rốt có vị ngọt tự nhiên, nhưng chúng là loại rau không chứa tinh bột và có hàm lượng cholesterol và chất béo bão hòa thấp. Loại củ này có chứa một nguồn khoáng chất, vitamin và là một nguồn chất xơ dồi dào.
Tuy nhiên, những người mắc bệnh tiểu đường thường được cảnh báo tránh ăn cà rốt, thế nhưng đây thực sự là món ăn mang đến nhiều lợi ích cho những bệnh nhân này.
Cà rốt quản lý lượng đường trong máu: Mặc dù có vị ngọt nhưng cà rốt có thể kiểm soát lượng đường trong máu. Cà rốt sống thường có chỉ số GI là 16, trong khi cà rốt luộc dao động từ 32 đến 49. Vì vậy, nên ưu tiên sử dụng cà rốt sống hơn để kiểm soát đường huyết hiệu quả.
Cải thiện sức khỏe của mắt: Cà rốt rất giàu zeaxanthin và lutein, đồng thời cũng có beta-carotene- một chất chuyển hóa vitamin A giúp cải thiện thị lực. Bệnh nhân tiểu đường cũng cần chú ý quyết vấn đề này. Việc thiếu vitamin A quá mức cũng dẫn đến mù lòa. Do đó cần bổ sung cà rốt để ngăn cản tình trạng này.
Kiểm soát mức độ glucose: Cà rốt rất giàu vitamin A giúp kiểm soát lượng đường trong máu trong cơ thể. Ngoài ra, nó cũng chứa chất chống oxy hóa, chất xơ và các chất dinh dưỡng khác rất quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường. Vì chỉ số đường huyết trong cà rốt thấp nên bệnh nhân tiểu đường nên xem cà rốt là lựa chọn an toàn.
Giá trị dinh dưỡng của cà rốt: Cà rốt là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin K1, kali, beta carotene và chất chống oxy hóa. Một loại thực phẩm giảm cân thân thiện và giúp giảm mức cholesterol trong cơ thể, đồng thời cải thiện chất lượng sức khỏe của mắt. Nó cũng là một nguồn carbohydrate lành mạnh, ít protein, chất béo và natri nhưng lại là nguồn cung cấp nhiều vitamin A, canxi, magiê và folate.
Với những lý do trên, cà rốt có thể được coi là lựa chọn an toàn cho những người mắc bệnh tiểu đường muốn duy trì lượng đường trong máu. Để hiệu quả hơn trong việc kiểm soát đường trong máu, mọi người cũng nên ăn cà rốt với số lượng nhỏ, đặc biệt nếu một người đang theo chế độ ăn keto hoặc ketogenic.