Bé gái 7 tuổi đã mắc đái tháo đường, BS chỉ ra nguyên nhân và dấu hiệu tiểu đường ở trẻ nhỏ
Cô Loan, mẹ của Thảo cũng như nhiều người khác vẫn nghĩ rằng căn bệnh này chỉ xuất hiện ở người lớn tuổi. Không ngờ, cô con gái 7 tuổi cũng mắc phải căn bệnh quái ác này.
Ban đầu Thảo có dấu hiệu sụt cân nhưng khi đi khám, các bác sĩ địa phương cho rằng bé đau bao tử nên cho thuốc về nhà uống. Đến khi Thảo rơi vào tình trạng khó thở, mệt mỏi và phải nhập viện cấp cứu thì mới biết bé mắc đái tháo đường. Sau đó, gia đình đã xin chuyển bệnh nhi lên Nhi đồng 2 TPHCM để điều trị.
Theo TS.BS Huỳnh Thị Vũ Quỳnh, Trưởng khoa Thận - Nội tiết, BV Nhi đồng 2, TP.HCM cho biết, mỗi năm, bệnh viện tiếp nhận khoảng 30 trường hợp trẻ em mắc bệnh, chủ yếu là đái tháo đường tuýp 1, chiếm 90%. Thời gian gần đây, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 ở trẻ ngày một tăng, phần lớn rơi vào các trường hợp trẻ bị thừa cân, béo phì. Đối với đái tháo đường tuýp 2, việc gia tăng trong thời gian gần đây có liên quan đến tình trạng trẻ em ngày một thừa cân, béo phì.
Theo TS.BS Quỳnh, bố mẹ cần phải biết ở mỗi độ tuổi, trẻ cần nạp tổng năng lượng vào cơ thể khác nhau. Nếu ăn tinh bột, đạm quá nhiều hay uống trà sữa, ăn gà rán, đồ nhiều dầu mỡ… đều dẫn đến béo phì, nguy cơ khiến trẻ mắc đái tháo đường.
Ngoài ra, các bác sĩ cũng chỉ ra những dấu hiệu thường gặp của bệnh tiểu đường type 1 ở trẻ.
Thường xuyên khát nước
Do cơ thể gặp vấn đề về việc duy trì lượng nước trong cơ thể, trẻ có thể trở nên rất khát nước để dự phòng tình trạng mất nước.
Thường xuyên đi tiểu
Khi lượng đường huyết bắt đầu tích tụ lại, thận sẽ cố gắng loại bỏ lượng glucose thường bằng cách thường xuyên đi tiểu và đi tiểu nhiều hơn. Trẻ bị tiểu đường type 1 có thể sẽ bị tè dầm, trong khi trước kia trẻ không bị. Thận của trẻ sẽ tiếp tục hoạt động để loại bỏ lượng glucose thừa trong suốt cả đêm.
Đau đầu hoặc nhìn mờ
Do lượng đường huyết bắt đầu tăng lên ngoài tầm kiểm soát, một số trẻ sẽ thường xuyên bị đau đầu hoặc bị nhìn mờ.
Hay đói
Thiếu insulin sẽ khiến glucose tích tụ trong máu, thay vì đi vào các tế bào. Do vậy, kể cả khi đã ăn, trẻ có thể sẽ vẫn bị đói do các tế bào thiếu lượng năng lượng cần để hoạt động.
Vô cùng mệt mỏi
Do các tế bào không tiếp cận được các phân tử đường cần để cung cấp năng lượng cho toàn cơ thể, trẻ sẽ thấy mệt mỏi.
Giảm cân không chủ đích
Cơ thể sẽ bắt đầu phá vỡ các mô cơ và các tế bào lưu trữ mỡ để cung cấp năng lượng cho các tế bào đang bị "đói năng lượng", từ đó dẫn đến tình trạng giảm cân một cách đáng kể, không có chủ đích.
Nhiễm nấm âm đạo ở trẻ gái chưa đến tuổi dậy thì
Mặc dù có rất nhiều lý do khiến một bé gái bị nhiễm nấm âm đạo, nhưng các bậc phụ huynh cũng nên lưu ý rằng, bệnh tiểu đường type 1 là một trong những yếu tố dẫn đến sự phát triển của tình trạng nhiễm nấm này.
Thay đổi cảm xúc thất thường và dễ bị kích thích
Một nghiên cứu năm 2017 bởi Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng trẻ nhỏ thường sẽ có hành vi bộc phát hơn khi lượng đường huyết trong máu tăng cao. Ngoài ra, trẻ thường sẽ dễ bị kích thích và thay đổi cảm xúc hơn khi lượng đường máu xuống quá thấp.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...