Bác sĩ Nhi khoa chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc trẻ khi bị sốt
Trong những năm đầu đời, trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh dễ bị sốt do trung khu điều hòa thân nhiệt ở não có cấu tạo chưa hoàn chỉnh nên thân nhiệt dễ thay đổi. Sốt ở trẻ có thể xuất phát từ nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý.
Nguyên nhân sinh lý gây sốt ở trẻ nhỏ
Mặc quá nhiều quần áo
Trẻ nhỏ chưa có khả năng tự điều tiết thân nhiệt, do đó rất dễ bị sốt nếu được ủ quá kín bới nhiều lớp quần áo hoặc ở lâu trong môi trường nhiệt độ cao.
Tiêm chủng
Sau khi tiêm phòng trẻ sẽ thường có dấu hiệu sốt. Theo bác sĩ (BS) Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM): “Trẻ sơ sinh, đặc biệt trẻ nhỏ sẽ có phản ứng sốt sau khi tiêm ngừa. Đây là dấu hiệu hoàn toàn bình thường. Vì tiêm phòng cũng như tập đánh trận, trẻ sẽ tập chống lại các vi khuẩn đã bị suy yếu hoặc xác vi khuẩn, từ đó nâng cao sức đề kháng”.
Mọc răng
Mọc răng cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng thân nhiệt ở trẻ, nhưng thường chỉ ở mức nhẹ. Tuy nhiên, trẻ sốt do mọc răng thường không quá 38 độ C, do đó khi thấy trẻ sốt cao thì bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời.
Bên cạnh tăng thân nhiệt do sinh lý, trẻ có thể đã gặp phải các vấn đề bệnh lý gây ra như viêm phổi, sốt rét, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết…
Trẻ bị sốt, khi nào là nguy hiểm?
BS Khanh cho biết, sốt cấp tính là loại phổ biển nhất ở trẻ nhỏ và thường do vi-rút gây nên. Khi trong gia đình hay bạn bè ở trường có người mắc bệnh thì cũng rất dễ lây lan cho trẻ. Thông thường trong 2 ngày đầu, khó có thể tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh. Nếu trẻ bị sốt siêu vi thì bệnh sẽ bớt sau 5-7 ngày phát bệnh.
Khi trẻ bị sốt siêu vi, bạn chỉ cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt đúng liều theo cân nặng, bú đủ, uống nhiều nước, chú ý trong khẩu tắm rửa cho trẻ và bình tĩnh theo dõi thêm.
Nếu trẻ sốt cao không hạ kèm theo các triệu chứng nôn ói, đau đầu nhiều, hai chân sưng phù, có máu trong phân, khó thở... thì phụ huynh nên cho trẻ đến bệnh viện để theo dõi kịp thời. Vì đây rất có thể là dấu hiệu của sốt xuất huyết hay các bệnh liên quan đến não.
BS Khanh chia sẻ thêm, có một số trẻ còn gặp phải tình trạng sốt hẩm hẩm. Do khi mùa nắng nóng đến mà trẻ không được uống đủ nước, bú đủ sữa thì cũng gây sốt nhẹ. Cha mẹ có thể sờ vào trán, da của con và cảm nhận thân nhiệt ấm hơn bình thường. Với trường hợp này, trẻ chỉ cần ăn, ngủ đủ chất thì cơ thể ắt sẽ tự tạo hễ miễn dịch để chống lại sốt.
Trong các loại sốt ở trẻ, BS Khanh cho rằng, sốt cao kéo dài là trường hợp nguy hiểm nhất. Trẻ sẽ có biểu hiện sốt cao liên tục trong nhiều ngày (thường hơn 7 ngày) thì bố mẹ nên đưa trẻ nhập viện. Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện nhiều xét nghiệm như lấy máu, lấy nước thắt lưng, siêu âm, chụp x-quang… để chuẩn đoán nguyên nhân gây bệnh và có phương pháp điều trị thích hợp cho trẻ.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...