Sữa có nguồn gốc từ đậu nành

Đậu nành khô được ngâm trong nước và sau đó xay mịn, nấu chín thu được sữa đậu nành. Sữa đậu nành chứa cùng một lượng protein như sữa bò nhưng ít chất béo hơn.

Sữa đậu nành chứa protein như sữa bò nhưng ít chất béo hơn - Ảnh minh họa: Internet

Mặc dù sữa bò là nguồn cung cấp canxi và protein tốt và cần thiết trong thai kỳ, nhưng có một số phụ nữ không thể sử dụng được các sản phẩm từ sữa bò vì không thể dung nạp đường sữa, do đó họ chuyển sang sữa đậu nành.

Có rất nhiều nghiên cứu khoa học nói về những lợi ích sức khỏe của sữa đậu nành mang lại cho thai kỳ, đồng thời các nghiên cứu khác lại chỉ ra các tác động tiêu cực của sữa đậu nành.

Nếu chị em đang tự hỏi liệu sữa đậu nành có an toàn để tiêu thụ trong thai kỳ hay không, mời chị em cũng đọc tiếp trong bài viết dưới đây.

Bà bầu uống sữa đậu nành có tác dụng gì?

Bà bầu uống sữa đậu nành vừa phải sẽ nhận được những lợi ích sức khỏe - Ảnh minh họa: Internet

Protein

Các sản phẩm từ đậu nành là nguồn protein tuyệt vời vì chúng chứa tất cả 9 loại axit amin quan trọng. Cung cấp đầy đủ protein trong chế độ ăn uống là vô cùng cần thiết trong thai kỳ, đặc biệt nếu bà bầu là người ăn chay.

Ngoài ra, đậu nành còn là một nguồn protein có hàm lượng chất béo thấp, không giống như các sản phẩm thịt có rất nhiều chất béo.

Axit folic

Hầu hết phụ nữ mang thai được yêu cầu bổ sung axit folic xuyên suốt thai kỳ vì axit folic sẽ hỗ trợ sự phát triển của hệ thần kinh ở trẻ. Sữa đậu nành là một nguồn axit folic tự nhiên.

Vitamin

Sữa đậu nành rất giàu vitamin, chẳng hạn như Vitamin A, B1 và ​​E. Tất cả những vitamin này không chỉ giúp bà bầu khỏe mạnh mà còn giúp tăng trưởng ổn định cho em bé.

Carbs

Sữa đậu nành chứa carbohydrate dồi dào, rất cần thiết để giữ mức năng lượng cho bà bầu hoạt động.

Chất béo tốt

Sữa đậu nành chứa lượng chất béo thực vật tốt và quan trọng đối với em bé đang phát triển trong bụng mẹ.

Bà bầu uống sữa đậu nành có thể gặp tác dụng phụ?

Bên cạnh lợi ích, bà bầu uống sữa đậu nành có thể gặp tác dụng phụ - Ảnh minh họa: Internet

Như đã đề cập ở trên, có rất nhiều lợi ích khi bà bầu uống sữa đậu nành trong thai kì. Vậy tại sao việc bà bầu uống sữa nành lại gây tranh cãi? Bởi vì tiêu thụ sữa đậu nành không phải là không có tác dụng phụ. Sau đây là một số vấn đề liên quan đến sữa đậu nành, đặc biệt quan trọng đối với chị em đang mang thai.

Axit phytic

Sữa đậu nành có chứa axit phytic. Axit phytic làm giảm sự hấp thụ của một số kim loại nặng có hại như thủy ngân và chì trong cơ thể. Điều này thật tuyệt vời. Tuy nhiên nó cũng ngăn chặn sự hấp thu của các khoáng chất thiết yếu như: canxi, sắt và kẽm - tất cả các khoáng chất này đều cực kỳ quan trọng trong thai kỳ.

Giảm cholesterol

Giống như chúng ta đã biết, ít béo là một lợi thế của sữa đậu nành. Tuy nhiên, khi chị em đang mang thai, cơ thể rất cần cholesterol tốt vì nó có vai trò rất lớn trong việc sản xuất progesterone, estrogen và vitamin D.

Isoflavones

Sữa đậu nành chứa isoflavone – tương tự như estrogen trong cơ thể con người. Bà bầu uống sữa đậu nành quá nhiều không chỉ ảnh hưởng sức khỏe của mẹ mà cả sự phát triển của em bé trong bụng mẹ.

Sữa đậu nành rất giàu isoflavone - Ảnh minh họa: Internet

Nghiên cứu đã tìm ra mối liên kết giữa việc tiêu thụ một lượng lớn sữa đậu nành chứa isoflavone của phụ nữ mang thai với sự xuất hiện khối u ở trẻ sơ sinh. Isoflavone còn có thể dẫn đến chứng đau nửa đầu ở phụ nữ mang thai.

Dị ứng

Một số phụ nữ mang thai xuất hiện phản ứng dị ứng với sữa đậu nành và khiến họ bị phát ban, nôn mửa…

Dị tật bẩm sinh

Bà bầu uống sữa đậu nành có thể dẫn đến dậy thì sớm, chu kỳ kinh nguyệt không đều và các vấn đề sinh sản ở trẻ gái và tăng tỷ lệ dị tật bẩm sinh ở trẻ trai.

Không có kết luận chính xác nào về việc không chấp nhận cho bà bầu uống sữa đậu nành khi mang thai. Tuy nhiên, tốt hơn là bà bầu nên uống sữa đậu nành điều độ để tránh dị tật bẩm sinh ở trẻ.

Tóm lại

Bà bầu chỉ nên tiêu thụ sữa đậu nành trong chừng mực khi mang thai. Có 1 hoặc 2 ly sữa đậu nành trong một ngày là vừa phải, nó sẽ mang lại cho mẹ tất cả lợi ích của sữa đậu nành và hạn chế khả năng xảy ra tác dụng phụ.

1 - 2 ly sữa đậu nành nhỏ trong một ngày có thể xem là an toàn - Ảnh minh họa: Internet

Tuy nhiên, nếu mẹ muốn an toàn và không gặp rủi ro, thậm chí mẹ nên tránh hoàn toàn sữa đậu nành và thay thế nó bằng các nguồn protein khác và chế độ ăn uống cân bằng.

Có thể thấy, bà bầu uống sữa đậu nành vừa có lợi, vừa có hại. Do đó, đừng quá lo lắng, việc lựa chọn sử dụng hay không là hoàn toàn phụ thuộc vào mẹ.

Mang thai là giai đoạn đẹp nhất trong cuộc đời của người phụ nữ, vì vậy hãy thư giãn, giữ bình tĩnh và tận hưởng giai đoạn này. Điều này sẽ giúp mẹ khỏe mạnh, việc sinh nở trở nên dễ dàng, đồng thời giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Nguồn: https://www.beingtheparent.com/soy-milk-during-pregnancy/