Măng cụt là một trong những loại trái cây ngon, có vị ngọt chua nhẹ khiến chị em rất thích thú, trong đó có các mẹ bầu. Các thành phần dinh dưỡng trong quả măng cụt cũng rất đa dạng và phong phú như Vitamin C,  khoáng chất, chất chống oxy hóa,...

Tuy nhiên trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu phải cực kỳ lưu ý trong khâu chọn thực phẩm bởi có một số loại thức ăn không tốt cho sức khỏe của thai nhi và mẹ bầu. Vậy bà bầu có nên ăn măng cụt không? Chúng ta cùng tìm hiểu ngay sau đây. 

Bà bầu có nên ăn măng cụt không? - Ảnh minh họa: Internet

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ mang thai có thể ăn măng cụt bởi chúng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể mẹ và thai nhi. Ngoài ra, măng cụt còn có nhiều công dụng khác. Dưới đây chính là 7 lợi ích của măng cụt đối với sức khỏe mẹ bầu, có thể khiến cho chị em phải ngạc nhiên.

1. Công dụng của măng cụt với bà bầu

Măng cụt có khả năng phòng tránh dị tật ở thai nhi

Dị tật thai nhi bẩm sinh là một trong những vấn để dễ bắt gặp ở bà bầu. Những dị tật trên cơ thể trẻ khi sinh ra có thể đã được hình thành từ khi còn nằm trong bụng mẹ. Nếu trường hợp dị tật nặng, có thể bác sĩ sẽ khuyên đình chỉ thai.

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, ngoài yếu tố di truyền, tác động của môi trường sống,... thì thực phẩm cũng có thể là nguyên nhân gây ra dị tật ở thai nhi.

Tin vui cho mẹ bầu là nếu ăn quả măng cụt thường xuyên trong quá trình mang thai có thể giúp thai nhi ngăn ngừa đến 60% nguy cơ mắc phải dị tật bẩm sinh.

Ăn măng cụt giúp phòng tránh dị tật bẩm sinh ở thai nhi - Ảnh minh họa: Internet

Bà bầu 3 tháng đầu có nên ăn măng cụt không? Câu trả lời là có bởi măng cụt rất giàu chất folate - một thành phần dinh dưỡng quan trọng của phụ nữ mang thai. Nếu mẹ ăn khoảng 250g măng cụt đã cung cấp cho cơ thể 60mcg thành phần folate cho cơ thể.

Ngoài ra, có một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhờ ăn măng cụt trong thai kỳ mà mẹ bầu có thể giúp thai nhi phòng ngừa được tật hở hàm ếch và sứt môi.

Măng cụt giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu ở mẹ bầu

Thiếu máu cũng là một vấn đề thường gặp ở mẹ mang thai. Có đến 36,8% sản phụ gặp tình trạng này, thiếu máu không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn có thể gây nguy hiểm cho thai nhi.

Trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu cần một lượng sắt nhiều hơn thông thường để giúp thai nhi phát triển ổn định. Khi cơ thể mẹ bị thiếu máu, sẽ có một số triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi, rụng tóc, màu sắc móng tay hay môi, da nhợt nhạt,...

Ăn măng cụt giúp tránh tình trạng thiếu máu cho bà bầu - Ảnh minh họa: Internet

Nếu mẹ nhận thấy một số dấu hiệu trên thì ngoài việc ăn uống thực phẩm giàu sắt, nên kết hợp ăn măng cụt ngay. Măng cụt chứa nhiều khoáng chất, trong đó có sắt, giúp thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu và giúp lưu thông máu tốt hơn. 

Bên cạnh đó, măng cụt có thể giúp mẹ bầu phòng tránh một số bệnh liên quan đến tim mạch như nghẹt tim, xơ vữa động mạch, đau ngực, cholesterol tăng cao.

Măng cụt ngăn ngừa chứng tiền sản giật ở mẹ mang thai

Tiền sản giật cũng là một hội chứng dễ gặp ở bà bầu, đặc biệt là giai đoạn 3 tháng cuối. Hội chứng này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của cả mẹ và con, có thể gây tử vong nếu không được cứu chữa kịp thời. Một số triệu chứng của tiền sản giật như huyết áp tăng cao, chân tay phù nề,...

Bà bầu ăn măng cụt vào thời điểm nào là tốt? Mẹ có thể ăn trong suốt quá trình mang thai, trong đó có giai đoạn 3 tháng cuối. Một số thành phần dinh dưỡng trong măng cụt có khả năng hạn chế một số vấn đề về bệnh tim mạch, mạch máu, từ đó có công dụng giảm nguy cơ mẹ bầu mắc phải chứng tiền sản giật do huyết áp cao.

Bên cạnh đó, măng cụt còn có thể giúp sản phụ cải thiện chứng mất nước, phù nề - một trong những dấu hiệu thường gặp khi mang thai 3 tháng cuối.

Măng cụt giúp ngăn ngừa chứng táo bón ở mẹ bầu

Thêm một lý do nữa trả lời cho câu hỏi bà bầu có nên ăn măng cụt không chính là việc chị em ăn thực phẩm này sẽ giúp ngăn ngừa chứng táo bón.

Táo bón phần lớn không quá nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ và bé. Tuy nhiên có một số trường hợp, đây chính là nguyên nhân dẫn đến suy thai, sinh non hoặc thai nhi bị suy dinh dưỡng,... Đối với cơ thể mẹ, táo bón có thể dẫn đến bệnh trĩ, sa trực tràng, đại tiện ra máu,...

Mẹ bầu nên ăn măng cụt vì chúng có thể giúp mẹ bầu ngăn ngừa chứng táo bón đáng ghét  - Ảnh minh họa: Internet

Để phòng tránh hoặc đối phó với chứng táo bón, chị em nên bổ sung măng cụt vào thực đơn của bà bầu bởi măng cụt chứa nhiều chất xơ và vitamin. Chúng sẽ giúp tăng hoạt động của nhu động ruột trong cơ thể mẹ. Từ đó giúp cho việc đại tiện của mẹ trở nên nhẹ nhàng hơn. 

Măng cụt chứa hàm lượng vitamin C dồi dào

Trong 100g măng cụt có chứa khoảng 7,2 mg Vitamin C -  một con số khá dồi dào. Lượng Vitamin C này giúp cho cơ thể mẹ tăng cường hệ miễn dịch cũng như phòng tránh được một số chứng bệnh mẹ dễ mắc phải như cảm cúm, ho sốt, cảm lạnh, viêm họng,...

Nếu chị em muốn sở hữu một làn da mịn màng khi mang thai, ngăn mụn xuất hiện cũng như giúp da được cung cấp độ ẩm cần thiết thì không nên bỏ qua măng cụt trong thực đơn ăn uống.

Măng cụt chứa chất chống oxy hóa rất tốt cho thai nhi

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thành phần polyphenol trong quả măng cụt giúp chống viêm và phòng tránh hiệu quả một số vấn đề liên quan đến hệ thần kinh và tim mạch của thai nhi.

Ăn măng cụt với số lượng hợp lý rất tốt cho sự phát triển của thai nhi - Ảnh minh họa: Internet

Chất chống oxy hóa trong loại trái cây này sẽ ngăn chặn phản ứng làm hư hại một số tế bào trong cơ thể, làm chậm quá trình suy giảm và thái hóa thể chất của thai nhi ngay trong bụng mẹ.

Măng cụt giúp kiểm soát cân nặng

Măng cụt giàu dinh dưỡng là thế nhưng lại chứa rất ít calo, nhiều xơ, hoàn toàn không chứa cholesterol nên mẹ không cần phải lo vấn đề tăng cân khi mang thai. 

2. Một số lưu ý khi ăn măng cụt lúc mang thai

Mặc dù măng cụt rất tốt đối với mẹ bầu, tuy nhiên không phải vì vậy mà mẹ ăn một cách vô tội vạ. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi ăn loại quả này:

  • Mẹ bầu không nên ăn quá nhiều măng cụt vì chúng có thể gây nóng trong.
  • Ngoài ra, ăn măng cụt quá nhiều có thể khiến mẹ gặp một số trường hợp như rối loạn tiêu hóa, dị ứng hoặc nhiễm lactic.
  • Chất xanthone trong măng cụt nếu mẹ ăn quá nhiều có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh của thai nhi.
Mẹ không nên ăn quá nhiều măng cụt vì có thể làm ảnh hưởng đến thai nhi - Ảnh minh họa: Internet
  • Mẹ chỉ nên ăn khoảng 3-5 quả măng cụt mỗi ngày, chia thành nhiều bữa khác nhau.
  • Mẹ mang thai nên ăn xen kẽ măng cụt và nhiều loại trái cây khác như cam, bưởi, chuối, nho,....
  • Khi chọn măng cụt mẹ nên chọn những quả có màu rám nâu sẽ ngọt hơn, vỏ mềm đều, quả nhỏ và tròn đều, không bị bầm dập,...

Bài viết đã giúp chị em giải đáp thắc mắc bà bầu có nên ăn măng cụt không. Với loại quả khá rẻ và bổ dưỡng này, mẹ không nên bỏ qua trong thực đơn của mình.