Bà bầu bị viêm họng 3 tháng cuối phải xử trí ra sao để không ảnh hưởng đến em bé?
Nội dung bài viết
Bà bầu 3 tháng cuối bị viêm họng
Không chỉ đối với người bình thường mà ngay cả phụ nữ mang thai cũng là đối tượng dễ mắc phải bệnh viêm họng. Đây là bệnh lý viêm nhiễm gây đau, rát ở cổ họng và khó nuốt nước bọt ở người bệnh.
Đối với những người bình thường, bệnh sẽ tự khỏi sau một tuần mà không để lại bất cứ tổn thương hay di chứng gì về sau. Tuy nhiên, bà bầu bị viêm họng 3 tháng cuối không chỉ gây suy yếu sức khỏe của người mẹ mà còn nguy hiểm đến sức khỏe của thai nhi.
Nguyên nhân bà bầu bị viêm họng khi mang thai 3 tháng cuối
Bà bầu bị viêm họng 3 tháng cuối có thể xuất phát từ các yếu tố đền từ môi trường hoặc sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày gây nên. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm họng chủ yếu là do siêu vi hoặc vi khuẩn. Một số nguyên nhân khác góp phần gây viêm họng ở bà bầu có thể kể đến như:
Thời tiết thay đổi đột ngột: Các chuyên gia y tế cho biết, thời tiết chuyển mùa, khí hậu thay đổi, đặc biệt nhiệt độ chuyển từ nóng sang lạnh đột ngột sẽ tác động đến cơ thể và gây viêm họng cấp.
Yếu tố môi trường: Môi trường ô nhiễm, thuốc lá, khói bụi công nghiệp chính là tác nhân khiến bà bầu bị viêm họng 3 tháng cuối.
- Trào ngược acid dạ dày.
- Dị ứng với phấn hoa.
- Nhiễm trùng cổ họng lây qua đường hắt hơi hoặc ho.
- Mắc bệnh viêm xoang.
- Vệ sinh răng miệng không đúng cách và không kỹ.
- Sử dụng nước uống có gas hoặc đồ uống lạnh, chứa chất kích thích niêm mạc họng.
Dấu hiệu viêm họng khi mang thai
Những triệu chứng, dấu hiệu của bệnh viêm họng khi mang thai rất rõ ràng, thai phụ thường sẽ xuất hiện các triệu chứng như:
- Cơ thể ớn lạnh, gai rét.
- Mệt mỏi, uể oải.
- Bà bầu bị viêm họng và sốt cao.
- Khô môi, lưỡi bẩn, khô rát họng.
- Khi nuốt bị nhói lên tai.
- Ho có đờm, khàn tiếng.
- Thường xuyên đau nhức ở cổ họng, cảm giác khó nuốt.
- Cổ họng sưng.
- Khi khám thấy niêm mạc họng đỏ, tăng xuất tiết hoặc bà bầu bị đau họng sưng amidan.
Bà bầu bị viêm họng có ảnh hưởng gì không?
Theo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, phần lớn bệnh viêm họng thông thường đều không gây ảnh hưởng nguy hiểm đến mẹ bầu lẫn thai nhi trong những tháng cuối của chu kỳ thai. Bởi trong giai đoạn này, thai nhi đã phát triển và hệ thống miễn dịch đã dần hoàn thiện để kháng bệnh.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp viêm họng do tụ cầu khuẩn hoặc liên cầu khuẩn gây ra… mẹ bầu nên hết sức chú ý, vì bệnh có thể gây tác động xấu đến thai nhi. Và nếu bệnh không được điều trị sớm có thể dẫn đến tình trạng chậm sinh hoặc làm tăng nguy cơ sinh non, sẩy thai.
Chính vì vậy, mẹ bầu nên cẩn thận và tiến hành thăm khám sớm để có biện pháp xử lý nhanh chóng nếu bản thân mắc bệnh viêm họng. Bên cạnh đó, chị em cũng nên có chế độ chăm sóc khoa học để giúp bệnh mau chóng bình phục.
Chữa viêm họng cho bà bầu nhanh nhất
Bà bầu bị viêm họng nếu phát hiện sớm thì có thể áp dụng các phương pháp điều trị dân gian như uống nước gừng mật ong, nước cam nướng, chanh mật ong hay súc miệng với nước muối loãng, nước khoai tây luộc... Ngoài ra, có thể sử dụng các loại kẹo ngậm chữa viêm họng. Tuyệt đối không tự ý sử dụng Paracetamol để giảm đau, hạ sốt.
Sử dụng nước muối
Nước muối có tính kháng khuẩn giúp làm giảm triệu chứng viêm họng cho bà bầu. Không những thế chúng còn giúp làm sạch thành họng, đồng thời sẽ khô vết thương ở niêm mạc họng.
Vì vậy, mẹ bầu chỉ cần thường xuyên sử dụng nước muối súc miệng sau mỗi lần đánh răng vào sáng và tối sẽ giúp làm dịu và xua tan triệu chứng khó chịu ở niêm mạc họng.
Dùng mật ong
Bà bầu bị viêm họng 3 tháng cuối có thể sử dụng mật ong để điều trị và làm giảm cảm giác khó chịu nơi vòm họng. Với đặc tính kháng viêm, diệt khuẩn mật ong giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh và ngăn ngừa viêm họng tiến triển xấu. Bên cạnh đó, hàm lượng dưỡng chất chứa trong mật ong dồi dào giúp hỗ trợ nâng cao hệ miễn dịch cho bà bầu, chống lại tác nhân gây hại.
Cách làm rất đơn giản, mẹ bầu chỉ cần hòa tan 1 muỗng mật ong vào nước ấm rồi thêm vài lát gừng tươi. Sau đó chờ vài phút cho các hoạt chất trong gừng tan vào nước và uống. Thường xuyên sử dụng sẽ giúp làm giảm tình trạng ngứa ngáy, đồng thời giúp làm loãng đờm tạo cảm giác thông thoáng, thoải mái ở niêm mạc họng.
Uống nước trà hoa cúc
Trà hoa cúc có tính diệt khuẩn, kháng viêm, hạ hỏa và làm giảm triệu chứng viêm họng. Mỗi khi cảm thấy khó chịu, ngứa ở vòm họng, mẹ bầu chỉ cần uống tách trà hoa cúc sẽ giúp làm dịu và xua tan tình trạng này.
Trong trường hợp bị viêm họng nặng, thai phụ cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng.
Ngoài ra, nếu mẹ bầu bị viêm họng do liên cầu khuẩn, thuốc kháng sinh chính là lựa chọn đầu tiên. Một số loại thuốc kháng sinh dùng điều trị viêm họng an toàn đối với bà bầu như Cephalexin, Amoxicillin, Penicillin.
Tất cả các loại thuốc kháng sinh đều không mang lại kết quả điều trị đối với trường hợp viêm họng do nhiễm vi rút. Do đó, mẹ bầu không nên tự ý dùng khi không có sự đồng ý từ bác sĩ chuyên khoa.
Biện pháp phòng ngừa viêm họng cho bà bầu
Cách tốt nhất để điều trị viêm họng hiệu quả là mẹ bầu nên phòng bệnh ngay từ đầu bằng những gợi ý sau:
Xây dựng chế độ ăn giàu dinh dưỡng: Mẹ bầu nên bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Đặc biệt là khoáng chất, chất đạm và vitamin để tăng cường sức đề kháng giúp cơ thể luôn khỏe mạnh và ngăn ngừa bệnh tật.
Bổ sung đủ nước cho cơ thể: Uống nhiều nước không chỉ giúp giải độc, thanh lọc cơ thể mà còn giúp quá trình trao đổi chất và tuần hoàn máu diễn ra thuận lợi, giúp bảo vệ sức khỏe của bà bầu.
Tập thể dục thường xuyên: Các động tác yoga nhẹ nhàng hoặc các bài tập thiền định ngoài việc giúp xương khớp linh hoạt, dễ sinh mà còn giúp điều hòa tinh thần, giảm căng thẳng và tạo cảm giác thoải mái.
Thường xuyên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ và giữ phòng ở luôn thoáng mát.
Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý và chú trọng giữ ấm cơ thể, nhất là vùng cổ, ngực và gan bàn chân.
Tránh sử dụng đồ ăn và thức uống chứa chất kích thích, có đá lạnh hoặc cay nóng.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày, súc miệng bằng nước muối loãng để sát trùng răng và cổ họng.
Hạn chế thêm quá nhiều muối vào khẩu phần ăn hàng ngày và ít sử dụng đồ ăn chiên, xào, cay, nóng.
Hạn chế đến chỗ đông người, nếu có việc ra ngoài thì nên đeo khẩu trang để chống bụi và chống nhiễm khuẩn qua đường hô hấp.
Trong trường hợp đã phòng tránh nhưng vẫn bị viêm họng khi mang thai thì cần phải đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, sau đó đưa ra phương án điều trị hợp lý, tuyệt đối không được mặc kệ cho bệnh tự khỏi hay tự ý mua thuốc điều trị ở nhà. Tất cả bà bầu bị viêm họng cần thực hiện các điều sau:
Hạn chế nói chuyện hay la hét.
Ăn thức ăn chứa nhiều dinh dưỡng, dễ tiêu, không ăn mặn, chua, cay và không ăn sau 9 giờ tối.
Uống thật nhiều nước ấm, nước trái cây.
Giữ cho phòng ngủ thoáng khí, ấm.
Tổng kết lại, bà bầu bị viêm họng 3 tháng cuối có thể không ảnh hưởng nhiều đến thai nhi, trừ những trường hợp viêm họng do liên cầu khuẩn. Quan trọng nhất là phòng bệnh hiệu quả cũng như cách chăm sóc, điều trị thích hợp khi bị viêm họng trong thai kỳ.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi nào vợ tôi cần tiêm vaccine uốn ván? Độc giả Minh Thuận
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu tiên, duy trì suốt đời.
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa. Tôi nghi ngờ bà nhiễm sán, xin hỏi bác sĩ bệnh có những dấu hiệu cụ thể nào? Độc giả Minh Đăng
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.